Sổ địa chính là sổ được cấp cho các đơn vị để ghi chép những thông tin về tình hình, thực trạng pháp lý về việc sử dụng, quản lý các tài sản gắn với đất, thửa đất nhằm cung cấp thông tin của các tổ chức, cá nhân. Giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý đất đai của Nhà nước. Ngoài ra, nó còn được dùng để ghi chép lại những thông tin về người sử dụng đất và các thông tin liên quan.

Sổ địa chính

Sổ địa chính

Hình thức của sổ địa chính như thế nào?

Trên thực tế, hiện nay sổ địa chính là cách để Nhà nước thống kê đất đai, bao gồm 5 phần: đăng ký sử dụng, xác định tính pháp lý về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, các cá nhân hay tổ chức.

Thống kê chất lượng, diện tích đất của người sử dụng. Nhận định chất lượng về độ khô cằn hay phì nhiêu của đất để có những phương án cải tạo tốt nhất. Đánh giá kinh tế, kèm theo các tài liệu về hiện trạng sử dụng đất ở từng địa phương, hay từng vùng.

Sổ địa chính thành lập dạng số. Được Thủ tướng cơ quan duyệt bằng chữ ký điện tử. Ngoài ra, quy định về sổ được lưu trữ tại cơ sở dữ liệu địa chính, được ban hành quy định kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.

Nội dung của sổ địa chính

Ngoài những hình thức, hay khái niệm về sổ địa chính, thì nội dung của bí cũng được quy định theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT. Cụ thể, được nội dung chi tiết ở ảnh dưới đây:

Nội dung quy định tại thông tư 24/2014/TT-BTNMT điều 12

Nội dung quy định tại thông tư 24/2014/TT-BTNMT điều 12

Bên cạnh đó, nội dung cần được ghi chép và lưu trữ trong đó bao gồm:

  • Cần ghi rõ ràng những thông tin về số hiệu, diện đất hay đất bị chiếm do một số đối tượng nhưng không tạo thành thửa đất.
  • Sổ dữ liệu cần ghi chú rõ người sở hữu đất hay người được nhà nước bàn giao đất có thời hạn, người đang đi thuê đất có quyền sử dụng đất rõ ràng. Bên cạnh đó, cần nêu rõ đến nhiệm vụ quản lý của những người đang sử dụng đất.
  • Cần ghi chú đầy đủ các tài sản có gắn liền đến đất đai, và một số tài khoản liên quan
  • Cần ghi chú thông tin đầy đủ, chính xác của người đang được sở hữu đất và những người đang sử dụng đất được sự quản lý của Nhà nước.
  • Cần ghi chú về những thông tin thay đổi đất đai trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, cần lưu các biến động về tài sản liên quan đến đất đai.
  • Cần ghi rõ ràng các thông tin pháp lý về quyền sử dụng và sở hữu đất đai (bao gồm các tài sản có liên quan).

Sổ địa chính có thành phần hồ sơ như thế nào?

Mỗi trường hợp riêng biệt, khác nhau thì thành phần hồ sơ cũng sẽ có một số khác biệt riêng:

Các địa phương chưa có dữ liệu địa chính

Thành phần hồ sơ của các địa phương chưa có dữ liệu địa chính bao gồm:

  • Sổ theo dõi dạng giấy về biến động đất đai
  • Sổ địa chính được cấp dưới dạng giấy hoặc dạng số

Bên cạnh đó, tài liệu để điều tra, hay đo đạc địa chính gồm có: sổ kê đất đai, bản lưu dạng số hoặc giấy về giấy chứng nhận (trong trường hợp nếu có), và bản đồ địa chính.

Các địa phương đang xây dựng dữ liệu địa chính

Thành phần hồ sơ của địa phương đang xây dựng, hay vận hành dữ liệu địa chính gồm có:

  • Đầu tiên là sổ địa chính
  • Bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai thuộc tài liệu điều tra của địa chính
  • Bản lưu Giấy chứng nhận

Hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính

Giá trị về mặt pháp lý của hồ sơ địa chính

Căn cứ vào Thông tư năm 2014, điều 7 để xác định các giá trị pháp lý về hồ sơ địa chính. Dưới đây sẽ là 4 giá trị pháp lý chi tiết được quy định:

Người quản lý có thể dễ dàng xác minh được quyền sở hữu đất đai và các tài sản của cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp dựa vào hồ sơ địa chính. Bên cạnh đó, nghĩa vụ của người sở hữu hay sử dụng đất của Nhà nước giao quyền cũng được quy định rõ tại hồ sơ địa chính. Người sử dụng đất có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng quyền và nghĩa vụ về đất đai được pháp luật quy định.

Hồ sơ địa chính đều có giá trị pháp lý dù tồn tại bất kỳ hình thức nào. Hiện nay có 2 dạng phổ biến là hồ sơ dạng giấy tờ thông thường và hồ sơ số (lưu trữ đất đai dưới dạng cơ sở dữ liệu)

Tuy nhiên, dù tồn tại ở dạng nào thì yêu cầu phải có sự thống nhất giữa các thông tin. Nếu có sự chênh lệch, thì ngay lập tức phải điều tra, cũng như kiểm tra chính xác các nguồn dữ liệu. Khi đó, kết quả chính xác được tìm ra thì phải thực hiện chỉnh sửa lại từ hồ sơ gốc.

Do vậy, việc lập hồ sơ mới cũng giúp các cơ quan chức năng dễ dàng hơn khi có thể cập nhật số liệu, cũng như các thông tin liên quan ở hồ sơ cũ.

Hồ sơ địa chính điện tử

Hồ sơ địa chính điện tử

Qua đó, chúng ta thấy được rằng tầm quan trọng của sổ địa chính cũng như hình thức hay những nội dung liên quan. Chúng không chỉ giúp việc quản lý đất đai của nhà nước trở nên dễ dàng, mà còn giúp ghi chép thông tin của người sử dụng đất.

Hy vọng rằng bài viết trên của xaydungxhome.vn sẽ mang lại cho các bạn thông tin cô đọng nhất về sổ địa chính. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!