Ông Nguyễn Xuân Phúchủ tịch tập đoàn Sunhouse được người dân biết đến thông qua NĐT khi ông tham dự chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank Việt Nam) mùa 1 và mùa 2. Vì thế mà mọi người hay gọi ông là Shark Phú. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu một vài thông tin về Shark Nguyễn Xuân Phú nhé!
Chủ tịch tập đoàn Sunhouse là ai?
Shark Phú – Nguyễn Xuân Phú sinh ngày 30/04/1971 tại Hà Đông, tỉnh Hà Tây cũ là người có nguyên quán Nghệ An hiện là nhà sáng lập và Chủ tịch Sunhouse, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các thiết bị đồ gia dụng nổi tiếng Việt Nam.
Shark Phú - Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch tập đoàn Sunhouse
Ông Nguyễn Xuân Phú được biết đến với vai trò giám khảo, nhà đầu tư khi tham dự chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank Việt Nam) mùa 1 và mùa 2. Vì thế mọi người hay gọi ông là Shark Phú, Shark Nguyễn Xuân Phú.
Chương trình Shark Tank Việt Nam đã góp phần tạo nên sự nổi tiếng và đánh bóng, đưa tên tuổi của ông và cả tập đoàn thiết bị đồ gia dụng Sunhouse được nhiều người biết đến và phủ rộng khắp cả nước, đặc biệt là giới trẻ hầu như ai ai cũng biết ông và rất ngưỡng mộ ông.
Không phải là một hình mẫu lý tưởng “soái ca” CEO nhẹ nhàng như Shark Lê Đăng Khoa, Shark Phú nổi tiếng là một người ngay thẳng, bộc trực, đánh thẳng vào vấn đề và không thích sự phức tạp và giải thích lòng vòng. Nhiều nhà khởi nghiệp cũng đã từng phải “tắt đài” trước những câu hỏi chất lượng lẫn cách đặt vấn đề cho bớt “ảo mộng” của Shark Phú.
Shark Phú – Chủ tịch Sunhouse là giám khảo, nhà đầu tư chương trình Shark Tank Vietnam mùa 1,2
Ông sử dụng dễ dàng vfa thành thục cả hai ngôn ngữ là Tiếng Nga (học tại trường) và Tiếng Anh.
Shark Phú được mệnh danh là ông “Vua Chảo” Việt Nam và là tinh thần, là trái tim của Sunhouse – một trong những thương hiệu đồ dùng phụ kiện nhà bếp hàng đầu ở Việt Nam
Shark Phú – Con nhà gốc Nghệ hiếu học
Shark Phú chia sẻ, ông sinh ra và lớn lên ở một làng quê cạnh thị xã Hà Đông, thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Thủa nhỏ, bố mẹ ông đã trồng rất nhiều cây cối, hoa và làm rất nhiều nghề phụ để có thể nuôi được con cái học hành. Như bao gia đình khác cùng thời kì đó, điều kiện sinh hoạt và kinh tế nhà Shark Phú rất khó khăn. Từ nhỏ ông đã phải cùng gia đình làm thêm rất nhiều những công việc từ chăn nuôi, làm đậu phụ, vừa đi học và vừa làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống, học tập.
Quan điểm làm việc của Shark Nguyễn Xuân Phú
Mẹ ông vốn là người gốc Hà Đông, còn bố ông là người gốc Nghệ An. Theo ông đấy là lý do cho dù điều kiện và hoàn cảnh gia đình gặp rất khó khăn, sinh ra ở nơi không có nhiều khả năng và điều kiện học tập nhiều, nhưng bố mẹ ông rất chăm chút và quan tâm đến chuyện học hành của các con. Bố mẹ Shark Phú thậm chí còn thuê gia sư riêng để có thể kèm cặp riêng trong giai đoạn Shark Phú chuẩn bị thi vào đại học.
Tuy nhiên sau khi tham gia vào đại học, Nguyễn Xuân Phú cho rằng những điều ông học được, đọc được không thỏa mãn và đáp ứng được những trăn trở, câu hỏi của mình thời gian đó.
Sau khi vào đại học khoảng thời 1 năm, Shark Phút đã thay đổi rất nhiều. Bước ngoặt rất lớn là khi mẹ ông từ bỏ làm nghề phụ và mua một gian hàng kinh doanh ở chợ Ngã Tư Sở. Đây là bước đầu tiên đưa Shark Phú đi vào con đường khởi nghiệp kinh doanh. Lúc này, có người anh ở nước ngoài có gửi một thùng hàng đầy đủ các thứ từ Liên Xô về và Shark Phú có nhiệm vụ mang những đồ đạc này đi bán thùng hàng này cho mẹ. Từ đó Shark Phú biết chỗ mua và chỗ bán rồi dần dần ông đã mở rộng ra bán hàng cho những người xung quanh khi có sẵn hàng.
Shark Phú – “Cãi” bố mẹ bỏ việc nhà nước
Sau khi tốt nghiệp, ông Nguyễn Xuân Phú đã được tuyển dụng vào làm cho Tổng CTY xăng dầu Petrolimex. Theo doanh nhân này tổng CTY chọn 5 người tốt nghiệp từ trường Kinh tế quốc dân và không hiểu sao may mắn vì sao mà mình được chọn.
Sau 9 tháng tham gia vào CTY làm việc, khi đã được ký vào chế độ biên chế nhà nước chừng tháng rưỡi thì ông Phú đã quyết định nghỉ việc.
Shark Nguyễn Xuân Phú đã từng cãi lời cha mẹ để đi theo con đường của mình
Quyết định này nhận được sự phản đối mãnh liệt từ bố mẹ ông. Ông Phú quyết tâm ở nhà 3 tháng để tham gia học tiếng Anh. Bởi tiếng Nga mà ông học trong nhà trường không thể được sử dụng khi ra trường, xã hội bắt đầu có xu hướng và phát triển dùng tiếng Anh. Shark Phú đặt quyết tâm thi vào một CTY nước ngoài để có thể tìm hiểu văn hóa cũng như cách thức, phương pháp làm ăn của họ.
Năm đó có duy nhất 1 doanh nghiệp liên doanh nước ngoài là VMET với 100% vốn Đài Loan chuyên sản xuất kinh doanh xe máy tuyển dụng và ông Phú đã trúng tuyển sau khi nộp hồ sơ. “Công việc này nâng tôi lên tầm cao mới”, ông Phú kể lại. Ông và đồng nghiệp phải liên tục lo đi tìm kiếm nguồn hàng, ký kết những hợp đồng, tìm kiếm các hãng thủ tục, vận chuyển xuất nhập khẩu. Điều này giúp cho ông có các mối quan hệ với hải quan và chính quyền, Bộ công thương.
Câu chuyện Sunhouse & lịch sử thương hiệu
Từ năm 1999, thông qua hệ thống của tập đoàn SK, tôi đã tìm đến với ông Park Min Gyu khi sang Pusan. Khi đó ông Park có hệ thống nhà máy Sunhouse sản xuất và kinh doanh chảo chống dính. Những lô hàng đầu tiên đã được nhập khẩu về Việt Nam là qua tập đoàn SK.
Từ năm 2004, Sunhouse đã được ra đời bằng hợp đồng liên doanh với thương hiệu Sunhouse Hàn Quốc. Đây là sản phẩm mang 2 dòng máu Việt – Hàn.
Trụ sở chính tập đoàn Sunhouse
Giai đoạn đầu khi mới hình thành vô cùng quan trọng, nếu không có sự hỗ trợ của ông Park thì không thể nào sản xuất được vì cần công nghệ và nguồn lực…
Làn sóng năm 1999 khủng hoảng kinh tế toàn cầu trầm trọng khiến cho rất nhiều nhà máy tại Hàn Quốc phá sản nên Sunhouse có cơ hội để có thể được “bê” nguyên sang. Chúng tôi đã đàm phán mua được dây chuyền chảo chống dính và inox, nên chỉ sau 1 tháng là Sunhouse bán được hàng ngay.
Từ công ty bán chảo chống dính đến tập đoàn nghìn tỷ
CTCP Tập đoàn Sunhouse tiền thân là CTY TNHH Phú Thắng được ông Nguyễn Xuân Phú tạo ra và thành lập vào tháng 5/2000 với số vốn điều lệ chỉ 20 triệu đồng.
Khởi nghiệp khá thuận lợi với mảng kinh doanh thương mại – nhập khẩu trong giai đoạn 2000 – 2004, lúc thị trường Việt Nam đang trong quá trình mở cửa đã giúp CTY luôn đạt mức tăng trưởng cao. Giai đoạn đầu vất vả và khó khăn bắt đầu khi Việt Nam chuẩn bị tham gia và gia nhập WTO, thị trường đang phát triển nóng, giá nguyên vật liệu liên tục tăng cao, nhập khẩu hàng hóa và sản phẩm từ Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn và hạn chế do đồng won tăng giá.
Shark Phú - Từng bước đưa Sunhouse chiếm lĩnh thị trường Việt Nam
Nhận thấy việc sản xuất hàng hóa nội địa sẽ giảm được một khoản đầu tư chi phí đầu vào lớn, năm 2003, ông Phú đã chính thức mời một đối tác đến từ Hàn Quốc là ông Park Min Gyu (Sunhouse Hàn Quốc), với trên 50 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng gia dụng, cùng liên doanh với CTY để đầu tư sản xuất với tỉ lệ góp vốn 70-30.
Năm 2004, CTY của ông Phú chính thức đàm phán và liên doanh với Công ty TNHH Sunhouse Hàn Quốc, thành lập CTY TNHH Sunhouse (Việt Nam) và xây dựng nhà máy sản xuất liên doanh đồ gia dụng, ứng dụng công nghệ Anodized lạnh.
Từ hệ thống nhà máy 12.000 m2 với 60 lao động ban đầu, hiện nay, Sunhouse đang sở hữu 7 CTY thành viên với 8 nhà máy, với tổng diện tích sử dụng hơn 100.000m2, nhân sự 2.500 người, cùng mạng lưới kinh doanh giao dịch lên đến 50.000 điểm bán, có mặt tại toàn bộ hệ thống các cửa hàng truyền thống, trung tâm thương mại hay siêu thị… trên 63 tỉnh thành; bước đầu đã vươn ra các thị trường cung cấp nước ngoài như Campuchia, Lào, Myanmar, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí ngay cả các thị trường đặc biệt khó tính như Hong Kong, Brazil và Canada, Mexico…
Sunhouse là thương hiệu Việt Nam hay Hàn Quốc?
Tập đoàn Sunhouse đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu là của Việt Nam nên bản chất là thương hiệu Việt. Vì đăng ký, sử dụng ở đâu, bảo hộ ở đâu thì đấy chính là thương hiệu của quốc gia đó.
Ngày 26/06/2019, CTCP Tập đoàn SUNHOUSE công bố chính thức các thông tin giải đáp những thắc mắc của báo chí và người tiêu dùng trong thời gian qua.
Sunhouse là thương hiệu của Việt Nam
CTCP Tập đoàn SUNHOUSE tiền thân là CTY TNHH Phú Thắng, được thành lập ngày 22/5/2000. Năm 2005, CTY TNHH Phú Thắng liên doanh với CTY TNHH SUNHOUSE Hàn Quốc (được thành lập từ năm 1993). Từ đó, thành lập CTY TNHH SUNHOUSE (Việt Nam) và xây dựng hệ thống nhà máy liên doanh sản xuất và kinh doanh đồ gia dụng, ứng dụng công nghệ Anodized lạnh tiên tiến tại khu vực ASEAN.
Được sự đồng thuận từ CTY TNHH SUNHOUSE Hàn Quốc, CTCP Tập đoàn SUNHOUSE đăng ký và bảo hộ thương hiệu nhận diện SUNHOUSE tại Việt Nam. Vậy, bản chất SUNHOUSE là thương hiệu của Việt Nam có nguồn gốc và liên doanh với Hàn Quốc.
Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tindanh sách doanh nhân Việt Namnhé!