Quy hoạch treo ở Q.Bình Tân: Gần 17 năm không biết chủ đầu tư là ai

Quy hoạch hàng chục ngàn mét vuông đất của 14 gia đình ở phường Bình Trị Đông B để làm dự án (DA) nhưng gần 17 năm qua, DA này không chỉ bị “treo” mà các hộ dân có đất ảnh hưởng vẫn “mù” thông tin về nhà đầu tư lẫn văn bản quy hoạch của cơ quan chức năng.

Quy hoạch hàng chục ngàn mét vuông đất của 14 gia đình ở phường Bình Trị Đông B để làm dự án (DA) nhưng gần 17 năm qua, DA này không chỉ bị “treo” mà các hộ dân có đất ảnh hưởng vẫn “mù” thông tin về nhà đầu tư lẫn văn bản quy hoạch của cơ quan chức năng.

Trong khi nhiều hộ có đất bị ảnh hưởng bởi dự án của Công ty Saigonnic được xây dựng kiên cố thì cái chòi của ông Thu lại bị cưỡng chế

"Mù" thông tin

Ngày 27-2-2007, tại Hội nghị kiểm điểm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên - môi trường (TN-MT), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Các cấp quản lý nhà nước, chính quyền địa phương không được tùy tiện thu hồi đất của dân”. Theo ông, Nhà nước chỉ thu hồi, đền bù, tái định cư đối với các công trình công cộng, phục vụ an ninh quốc phòng... Những công trình khác, doanh nghiệp phải thỏa thuận với dân để có đất. Thủ tướng chỉ đạo là vậy nhưng trên thực tế khi thực hiện DA kinh tế, nhiều cơ quan đã xem nhẹ hoặc bỏ qua việc thông báo, thỏa thuận với dân.

Ngày 13-12-2000, Kiến trúc sư trưởng thành phố có Quyết định (QĐ) 11864/KTST.QH phê duyệt DA khu dân cư tại Tiểu khu (TK) 3 ở P.Bình Trị Đông (nay thuộc P.Bình Trị Đông B). Ngày 31-10-2001, UBND thành phố có công văn (CV) 3844/UB-ĐT phân bổ quy mô cho các chủ đầu tư thứ cấp. Ngày 8-7-2003, UBND thành phố có CV 3111/UB-ĐT cho phép Công ty đầu tư xây dựng Thanh niên xung phong xây dựng nhà ở phục vụ công nhân, trước hết là những người làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn P.Bình Trị Đông và khu vực xung quanh cho thuê hoặc mua trả góp. Khoảng nửa tháng sau, Sở Quy hoạch Kiến trúc ban hành CV 2772/QHKT-QH hướng dẫn địa điểm khu chung cư cao tầng, nhà ở cho công nhân tại TK3.

Cuối năm 2003, UBND thành phố ban hành CV 6455/UB-ĐT quy hoạch tầng cao DA chung cư tại TK3, quy mô 14,78ha, sau đó mở rộng lên 20,7ha. Mặc dù thành phố và Q.Bình Tân đã ban hành nhiều văn bản nhưng người dân có đất bị ảnh hưởng bởi DA tại TK3 gần như không hay biết gì. Trong lúc đất bị “phơi sương” một cách lãng phí và người dân “mù” thông tin về DA, muốn chuyển đổi mục đích sử dụng thì phường, quận không cho khiến họ bức xúc khiếu nại.

Gia đình bà Trần Thị Bông (SN 1950, ở 15 Lê Đình Cẩn, P.Bình Đông A, Q.Bình Tân) có 5.000m2 đất tại P.Bình Trị Đông để trồng lúa, hoa màu. Đang canh tác, bỗng dưng năm 1995 bà được phường thông báo đất nằm trong quy hoạch, không được canh tác, không thu thuế sử dụng. Chấp hành chủ trương của phường, bà đành ngậm ngùi bỏ trống. Nhiều năm liền không thấy công trình nào mọc lên, bà làm đơn xin lập vườn nhưng không được. “Cán bộ phường giải thích: đất quy hoạch, không được canh tác, xây dựng. Tôi hỏi: Quy hoạch sao không thông báo cho dân biết thì họ không trả lời”, bà Bông kể.

Ngày 3-6-2011, UBND quận Bình Tân có QĐ 7862/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500, của DA tại TK3, giao Công ty cổ phần đầu tư khu đô thị mới Sài Gòn (Saigonnic) làm chủ đầu tư. Hiện đã hoàn tất khảo sát địa chất, địa hình, lập báo cáo tác động môi trường, thiết kế các hạng mục hạ tầng và có kết quả thẩm định của cơ quan chức năng. Mặc dù phải đến giữa năm 2011 phía Saigonnic mới có QĐ làm chủ đầu tư tại TK3 nhưng trước đó, tháng 10-2010 Phòng Quản lý đô thị (QLĐT) Q.Bình Tân cùng công ty này đã mời các bà Nguyễn Thị Tâm (ngụ 861/14 Tỉnh lộ 10, P.Bình Trị Đông B), Trần Thị Huệ (ở 621/1/2 Tỉnh lộ 10, P.BìnhTrị Đông B), đại diện 14 hộ dân có đất bị ảnh hưởng tại TK3, đến làm việc? Phòng QLĐT quận yêu cầu công ty này cho biết tiến độ thực hiện trước ngày 15-10-2010 để có cơ sở báo cáo Ủy ban quận, nhưng từ đó đến nay mọi việc vẫn chìm trong im lặng!

Trước sự chậm trễ trong việc đền bù của Công ty Saigonnic, ngày 16-4-2013 Q.Bình Tân có Văn bản 525/UBND-ĐTMT kiến nghị Sở TN-MT xem xét trình UBND thành phố có biện pháp mạnh buộc chủ đầu tư hoàn tất công tác bồi thường, triển khai thực hiện DA. Cuối năm 2013, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Hữu Tín chủ trì cuộc họp xử lý các DA không được gia hạn. Theo đó, chỉ đạo phía Saigonnic tiếp tục thực hiện bồi thường, đẩy nhanh tiến độ DA, nhưng công ty này vẫn chưa chấp hành.

Đề nghị xóa quy hoạch treo

Cũng với lý do quy hoạch, gần 17 năm nay khoảng 7.100m2 “đất vàng” của gia đình ông Trần Văn Đẹp (số 13A Lê Đình Cẩn, Q.Bình Tân), nằm gần đất bà Bông, bị “ngâm” đến vàng đất! Nhiều lần ông lên phường hỏi chủ trương sử dụng thì được cán bộ phường trả lời qua loa. Ông Đẹp ngán ngẩm: “Nói quy hoạch nhưng gần 17 năm nay chúng tôi không thấy công trình nào mọc lên cả, cũng chẳng thấy cán bộ phường, quận mời họp phổ biến. Bức xúc, chúng tôi đến Công ty Saigonnic hỏi thì họ vẽ ra nhiều lý do ép chúng tôi nhận giá bèo, chỉ bằng 1/4 thị trường”.

Khác với các hộ có đất bị Công ty Saigonnic quy hoạch “treo”, năm 2012 ông Trương Minh Thu (SN 1960, ngụ 934/2/4 Tỉnh lộ 10, P.Tân Tạo) được chuyển mục đích 5.320m2 đất lên thổ vườn để trồng cây lâu năm, nhưng Q.Bình Tân chỉ cho trồng cây ngắn ngày..., một phần ông đào ao nuôi cá. Do nạn trộm cắp hoành hành, ông Thu cất chòi giữ tài sản thì phường không cho. Trong khi xung quanh đó, chẳng hiểu sao một số hộ có đất nằm trong DA của Công ty Saigonnic lại được xây dựng kiên cố, như quán cà phê Ngọc Hằng, cơ sở mộc Thanh Thảo, garage ôtô, gần đây là bãi giữ xe ba ca cho công nhân?

Đầu tháng 6-2014, chúng tôi liên hệ với Công ty Saigonnic để làm việc thì họ yêu cầu gửi công văn đến mới trả lời. Ngày 7-6-2014, chúng tôi trực tiếp đến công ty này thì từ lái xe đến nhân viên quản lý DA đều yêu cầu “gửi công văn thì sếp mới bố trí lịch làm việc”. Ngày 9-6-2014, qua trao đổi, khi chúng tôi thắc mắc: “Vì sao trong cùng một DA, có người được phép xây dựng, người không?”, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch phường Bình Trị Đông B - nói: “Vấn đề này tôi không rành vì thuộc quyền hạn của quận. Những người được phép xây dựng là do họ đã được quận cấp phép. Nếu thấy chủ đất bên cạnh được xây nhà, làm garage, bãi xe... mà mình cất chòi không được thì người dân có quyền khiếu nại lên quận. Anh Thu không được cấp phép nên phường ra QĐ cưỡng chế. Phường có gặp, đề nghị anh ấy lên Phòng QLĐT, Phòng TN-MT quận để xin phép hoặc đăng ký lịch gặp lãnh đạo quận để được giải đáp”.

Ngày 10-6-2014, ông Thu lên Q.Bình Tân xin cho chòi tạm tồn tại thì cán bộ quận “đẩy” về phường. Ông làm “đơn xin tồn tại chòi tạm” để chứa phân bón thì phía P.Bình Trị Đông B không nhận, sau đó cho biết sẽ cưỡng chế. Ông Thu than thở: “Đất của chúng tôi có khả năng sinh lợi rất cao. Trong khi Công ty Saigonnic “câu dầm” thời gian bồi thường cho dân thì chính quyền địa phương lại không chịu giải quyết, cứ loanh quanh đá “quả bóng trách nhiệm” khiến chúng tôi ở vào thế tiến thoái lưỡng nan”.

Luật Xây dựng có hiệu lực từ ngày 1-7-2004, sau ba năm kể từ khi phê duyệt nếu để xảy ra tình trạng quy hoạch “treo” mà người phê duyệt “không áp dụng biện pháp khắc phục”, không tiến hành “điều chỉnh hoặc hủy bỏ và công bố lại quy hoạch chi tiết” thì người phê duyệt phải chịu trách nhiệm. Cũng theo luật, cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết là UBND tỉnh, thành phố hoặc UBND quận huyện. Tuy nhiên, với cách làm hiện nay của Q.Bình Tân và Công ty Saigonnic, việc thực hiện theo quy định của luật xem ra còn quá xa vời. Để đất không bị lãng phí, người dân có phần diện tích bị ảnh hưởng tại TK3 đề nghị cơ quan chức năng sớm có biện pháp buộc Công ty Saigonnic bồi thường cho dân theo giá thị trường; nếu không thì xóa quy hoạch “treo”, trả lại đất cho họ sử dụng.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24