Quy định đã có, nhưng… khó thực hiện

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, quy định về việc chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội đã có rải rác ở các văn bản luật, nay chỉ cần tập hợp lại và quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về thời gian thực hiện.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, quy định về việc chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội đã có rải rác ở các văn bản luật, nay chỉ cần tập hợp lại và quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về thời gian thực hiện.

Quy định đã có

Theo Nghị quyết 02, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đặc biệt là giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho, thi công dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường, thủ tục chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Đặc biệt, cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội để cho thuê hoặc cho thuê mua cho các đối tượng chính sách.

Theo phản ánh của các địa phương tại buổi giao ban trực tuyến của Bộ Xây dựng mới đây, hiện đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký xin chuyển đổi dự án từ xây nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, nhưng chưa có dự án nào được chuyển đổi do địa phương chưa có văn bản hướng dẫn. Nhiều địa phương đề nghị Bộ Xây dựng nhanh chóng hoàn thiện văn bản hướng dẫn để làm căn cứ thực hiện.

Khó khăn trong việc chuyển đổi mục tiêu đầu tư dự án không phải chỉ do thiếu văn bản hướng dẫn

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, Bộ Xây dựng đã giao cho Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản soạn thảo văn bản hướng dẫn thực hiện chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Văn bản hướng dẫn này sẽ có ngay trong quý I/2013 để các địa phương thực hiện.

“Đây là một giải pháp đạt được nhiều mục tiêu, vừa mục tiêu kinh tế, vừa mục tiêu an sinh xã hội”, ông Nam chia sẻ và cho biết, các quy định thực hiện thì đã có rải rác trong các văn bản luật, nay chỉ cần tập hợp lại và quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về thời gian thực hiện.

Theo khoản 4, Điều 7, Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở: Trường hợp dự án phát triển nhà ở đã được phê duyệt mà chủ đầu tư có đề nghị thay đổi mục tiêu đầu tư thì chủ đầu tư phải có văn bản đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấp thuận bổ sung nội dung dự án trước khi thực hiện xây dựng. Thời gian ra văn bản chấp thuận bổ sung là 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư hoặc của UBND cấp tỉnh.

Tại Thông tư 16 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành Nghị định 71 cũng nêu rõ: Trường hợp sau khi dự án đã được phê duyệt mà chủ đầu tư có đề xuất thay đổi mục tiêu đầu tư thì phải có tờ trình đề nghị chấp thuận bổ sung nội dung dự án kèm theo hồ sơ dự án đã được phê duyệt gửi Sở Xây dựng (nếu dự án thuộc diện UBND cấp tỉnh phê duyệt), gửi phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện (nếu dự án thuộc diện UBND cấp huyện phê duyệt). Sở Xây dựng hoặc phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định và trình Chủ tịch UBND cùng cấp có văn bản phê duyệt bổ sung nội dung dự án phát triển nhà ở. Trong trường hợp không phê duyệt bổ sung thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo rõ lý do để chủ đầu tư biết.

Nhưng … khó thực hiện

Mặc dù đánh giá cao giải pháp trên của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra băn khoăn về tính khả thi trong quá trình thực hiện.

Lãnh đạo một doanh nghiệp đã từng phải “đi xin” điều chỉnh diện tích căn hộ chia sẻ: “Vẫn số tầng ấy, vẫn diện tích ấy, chúng tôi chỉ xin chia lại những căn hộ trên 100 m2 xuống 70 - 80 m2, nhưng vô cùng khó khăn. Chỉ riêng việc điều chỉnh lại quy hoạch thiết kế 1/500 cũng phải đi ‘gõ cửa’ 5 - 7 cơ quan chức năng như Sở Quy hoạch kiến thúc, Sở Xây dựng, Sở Phòng cháy chữa cháy, cơ quan cấp nước, cơ quan thoát nước, cơ quan cấp điện… chỉ để xin xác nhận ‘không ảnh hưởng gì’”!.

Chia sẻ sự khó khăn với vị giám đốc trên, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, dù Bộ Xây dựng có hoàn thiện hướng dẫn sớm, nhưng những vướng mắc chưa chắc đã được khắc phục khi các cơ quan chức năng thực hiện không có sự phối hợp với nhau. “Sự thiếu phối hợp của một số cơ quan chức năng với nhau nhiều khi còn “khó gỡ” hơn là những thiếu sót của quy định pháp luật”, nhiều doanh nghiệp thẳng thắn nhận xét.

Dù việc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, doanh nghiệp nhận được nhiều ưu đãi, nhưng việc lợi nhuận bị khống chế không quá 10%, cộng với đối tượng khách hàng bị giới hạn, khiến doanh nghiệp không mấy mặn mà với việc chuyển đổi này.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24