Ông cố tôi có một ngôi nhà (nay là từ đường) năm 1964 ông cố tôi có làm giấy ủy quyền cho ông nội tôi toàn quyền sử dụng, giải quyết vấn đề liên quan đến ngôi nhà và đã được Hội đồng xã (ngày xưa) chứng nhận.
Năm 1996, ông nội tôi mất nhưng chưa làm di chúc hay ủy quyền cho ba và các cô, bác của tôi. Năm 2007 khi có phong trào vận động làm sổ đỏ, ba tôi có tham gia và được các cơ quan chức năng đồng ý cấp sổ đỏ nhưng các anh em của ông nội tôi làm đơn ngăn cản, xảy ra tranh chấp, đòi chia ngôi nhà. Tranh chấp xảy ra đến nay nhưng vẫn chưa giải quyết được.
Cho tôi hỏi, hành động ngăn cản của mấy ông là đúng hay sai? Họ có quyền được hưởng thừa kế căn nhà hay không? Ba tôi là người chăm sóc cho ngôi nhà và mồ mả gia tộc thì có được hưởng quyền thừa kế đặc biệt hay không? Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn.
nguyenducluong@...
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Ngôi nhà mà ông cố ủy quyền cho ông nội bạn, nếu giấy ủy quyền ghi có thời hạn thì có giá trị đến thời hạn đó. Nếu không ghi thời hạn thì có hiệu lực 1 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền theo Bộ luật Dân sự 1995, thời điểm người được ủy quyền mất
“Điều 587. Thời hạn uỷ quyền
Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định, thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.”
Nghị Quyết của Quốc Hội khóa 9 Kỳ họp thứ 8 ngày 28/10/1995 về việc thi hành Bộ Luật Dân sự 1995 quy định :
3- Đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực, thì việc áp dụng pháp luật được quy định như sau:
a) Đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực hiện vẫn đang được thực hiện mà có nội dung và hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự, thì áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự;
6- Việc áp dụng quy định pháp luật về thời hiệu được quy định như sau:
b) Đối với các giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực mà các văn bản pháp luật trước đây không quy định về thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự và thời hiệu khởi kiện, thì áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự về thời hiệu và thời điểm bắt đầu thời hiệu được tính từ ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực.
Nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn mang tên ông cố bạn, mà các đồng thừa kế có tranh chấp thì thực hiện đề nghị hòa giải tại xã phường. Nếu hòa giải không thành mà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc 1 trong các giấy tờ quy định tại điều 100 Luật Đất Đai 2013 thì khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện nơi có bất động sản.
Đối với tranh chấp đất Luật Đất Đai 2013, “Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Luật Đất Đai 2013, Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: