Ở các thành phố lớn, không khó để tìm ra một công viên hay một nhà văn hóa để mọi người dân có thể giải trí và giao lưu. Nhưng đối với các tỉnh vùng cao, mục tiêu thiết kế nhà văn hóa cho người dân còn gặp nhiều khó khăn vì nhiều lý do khác nhau. Để hoàn thành tiêu chí phát triển nông thôn mới, các cấp chính quyền cũng dần quan tâm hơn tới đời sống tinh thần của người dân. Hãy cùng tìm hiểu những khó khăn của vùng cao cùng xaydungxhome.vn nhé!

Một thiết kế nhà văn hóa thôn mới hoàn thiện

Một thiết kế nhà văn hóa thôn mới hoàn thiện

Quỹ đất xây dựng – Thách thức với một thiết kế nhà văn hóa vùng cao

Đất ở vùng cao thì sẽ không có giá cả quá cao như ở các thành phố lớn, nhưng vấn đề mà các nhà thầu và chính quyền các cấp đau đầu chính ở chi phí bỏ ra để san phẳng mặt bằng. Theo thông thư 06/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch về quy mô của một thiết kế nhà văn hóa phải có diện tích từ 200m2 trở lên và có trên 80 chỗ ngồi đối với thiết kế nhà văn hóa vùng cao.

Đó là yêu cầu rất khó có thể đạt được vì chủ yếu địa hình ở vùng cao chủ yếu là các núi đá, đồi cây và bao gồm cả những thung lũng nhỏ. Đây đều là những địa hình không đủ diện tích để thưc hiện một thiết kế nhà văn hóa theo đúng chỉ tiêu đã đề ra.

Quỹ đất là vấn đề nan giải khi bắt đầu xây dựng

Quỹ đất là vấn đề nan giải khi bắt đầu xây dựng

Muốn xây dựng được, chính quyền các cấp và người dân phải bỏ ra rất nhiều tiền vào khâu múc đá, đổ đất lấy từ nơi khác và san phẳng mặt bằng. Dù cho có dùng phương pháp như vậy cũng chưa chắc có thể đảm bảo chất lượng cho phần nền của thiết kế nhà văn hóa.

Muốn khắc phục vấn đề mặt bằng, cần có người thiết kế nhà văn hóa thăm dò trước địa chất bằng cách lấy mẫu thí nghiệm và khoan thăm dò hoặc bằng phương pháp khác. Tránh tình trạng san ủi mặt bằng không thăm dò trước xảy ra tình trạng sụt lún móng nhà. Gây thiệt hại về mặt tài chính không đáng có.

Cơ sở vật chất – Điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế

Mặc dù rất muốn xây dựng nhà văn hóa để nhân dân có điều kiện tham gia hội họp, có nơi vui chơi, giao lưu văn hóa. Thế nhưng vấn đề kinh phí là nỗi trăn trở của chính quyền các cấp. Lý do chính là nguồn lực có hạn nên mỗi năm, các huyện vùng cao chỉ xây thêm được một số thiết kế văn hóa dù không đạt theo chuẩn mực đã đề ra. Không có sân thể thao, cây xanh xung quanh, công trình vệ sinh không đạt đúng như chỉ tiêu,…

Đa số những thiết kế nhà văn hóa được xây dựng đều chỉ đáp ứng được nhu cầu hội họp cho các thôn bản, không đáp ứng được các nhu cầu giải trí khác cho nhân dân. Các dự án đều được xây dựng dựa trên vốn góp của nhân dân nên cơ sở hạ tầng là không đồng đều.

Thiết kế nhà văn hóa phần móng nhà

Thiết kế nhà văn hóa phần móng nhà

Mặc dù vậy, để chăm chút cho đời sống tinh thần của nhân dân, các ngành các cấp cũng đã phát động, tuyên truyền, vận động người dân có trách nhiệm với công tác xã hội hóa. Từ đó tạo động lực mạnh mẽ, mỗi nhà một ít – “góp gió thành bão”, “đoàn kết là sức mạnh” giúp cho hệ thống thiết chế văn hóa vùng cao ngày càng phát triển hơn.

Thanh niên Việt Nam giúp sức hoàn thành thiết kế nhà văn hóa vùng cao

Ngày nay, thanh niên Việt Nam càng ngày càng nhận thấy được trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, đã có rất nhiều phong trào được phát động. Vùng cao chính là những nơi mà thanh niên chú trọng giúp đỡ nhân dân vì điều kiện ở đây khá khó khăn so với cả nước.

Điển hình cho việc giúp đỡ hoàn thiện thiết kế nhà văn hóa vùng cao là chương trình “Những bước chân vì cộng đồng” gây quỹ bằng các chạy bộ. Vừa rèn luyện sức khỏe, vừa đóng góp xây dựng nhà văn hóa cho đồng bào dân tộc ít người tỉnh Hà Giang. Với mục tiêu 5 năm sẽ xây dựng 16 thiết kế nhà văn hóa cộng đồng.

Thanh niên chung tay xây dựng đất nước

Thanh niên chung tay xây dựng đất nước

Ngoài gây quỹ, thanh niên còn góp sức vào việc trực tiếp xây dựng. Những bạn trẻ có mặt để tình nguyện giúp đỡ bà con quét sơn, vận chuyển vật liệu xây dựng, lắp đặt điện,.... Điều này chứng tỏ được trách nhiệm và tinh thần của người trẻ dành cho sự nghiệp phát triển của đất nước, không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau.

Xây dựng nơi sinh hoạt cho cộng đồng sẽ mang lại sự nâng cao trong đời sống tinh thần cho cộng đồng dân tộc miền cao. Là nơi hội nhập với các nền văn hóa miền xuôi và cả nước ngoài. Từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, lao động sản xuất, giáo dục, tuyên truyền bài trừ các tệ nạn xã hội góp phần phát triển đất nước.

Mong rằng qua bài viết xaydungxhome.vn đã giúp bạn hiểu thêm khó khăn của một kiến trúc nhà văn hóa miền cao và những gì chúng ta có thể làm để giúp phát triển đất nước.