Từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007,thị trường bất động sảnđã có những thay đổi bao gồm cả những tiêu cực và tích cực luôn tồn tại song song với nhau có tác động to lớn vào thị trường.
Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết những điểm sáng và hạn chế trong thị trường bất động sản từ năm 2007.
Việt Nam ổn định chính trị và kinh tế chính là “điểm sáng” cho thị trường bất động sản
Nói về thực trạng Việt Nam lúc bất giờ có thể thấy sự ổn định của nền chính trị xã hội Việt Nam và đó tiếp tục là nền tảng cho sự phát triển bất động sản. Sự phát triển cao và ổn định của nền kinh tế cũng góp phần to lớn cho lĩnh vực bất động sản. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể đạt 8.5% là cao nhất trong 10 năm.
Từ đó hình thành các thị trường vốn và các định chế tài chính như thị trường chứng khoán, sự mở cửa của thị trường tài chính cùng sự xuất hiện các quỹ đầu tư tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ tín thác Bất Động Sản.
Chính bởi sự ổn định đã tạo nên sự hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam đối với nhà đầu tư quốc tế đã ngày càng mạnh mẽ nhờ có thị trường lớn với lao động rẻ, sự gia nhập WTO, hội nhập của Việt Nam vào toàn cầu hóa ngày càng sâu.
Điểm sáng trong chính sách và quá trình phát triển đô thị Việt Nam
Sự gia tăng dân số cộng với các chính sách cho phép người nước ngoài và Việt kiều mua nhà tại Việt Nam đã tạo ra thị trường lớn. Theo thống kê có hàng nghìn người nước ngoài muốn mua và đầu tư vào bất động nước ta.
Lộ trình chiến lược phát triển đô thị Việt Nam, diện tích đất đô thị tăng từ 105,000 ha và dự tính lên đến 460,000 ha vào năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa sẽ đạt khoảng 45% (tương đương 46 triệu người) tới năm 2025. Pháp luật và các thủ tục chính sách về bất động sản ngày càng được cải cách theo hướng theo sát yêu cầu của thực tiễn.
Theo các chuyên gia dự báo thì thị trường bất động sản Việt nam sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong vòng 50 năm nữa và tăng trưởng nóng trong 10 năm tới. Với lợi nhuận cao, nhu cầu cao, các chính sách quản lý càng ngày càng thông thoáng đã tạo lực hấp dẫn mạnh mẽ thu hút một lượng vốn lớn đổ vào các dự án bất động sản từ các nhà đầu tư trong nước và cả nước ngoài.
Bên cạnh những bước tiến thì thị trường cũng không thể tránh khỏi những hạn chế
Tuy nhiên không phải ai hay doanh nghiệp nào cũng có tính chuyên nghiệp trong Kinh Doanh Bất Động Sản. Số lượng dự án nhiều nhưng quy mô thường nhỏ, thiếu quy hoạch đồng bộ, trong khi hạ tầng không theo kịp có thể gây ra hệ quả nặng nề và đứng trước nguy cơ vừa thừa vừa thiếu cung trong tương lai.
Hệ thống luật pháp lúc bấy giờ vẫn còn rườm rà, tồn tại cơ chế xin cho, thủ tục đầu tư, giao đất còn gặp nhiều rắc rối, không gắn với quyền của người sử dụng và người sở hữu, những thông tin thì chưa được công khai minh bạch, chưa theo kịp với thực tiễn phát triển thị trường đã tiếp tục tạo cơ hội cho đầu cơ tăng giá trên thị trường.
Thiếu hành lang pháp lý ngăn cản việc tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền thế chấp, bảo lãnh cũng như góp vốn bằng bất động sản. Hệ thống tín dụng cho vay mua bất động sản chưa phục vụ cho nhu cầu ở thực sự của người dân, chưa phát triển làm cho mâu thuẫn ngày một gay gắt.
Những tiêu cực trong thị trường vẫn luôn luôn tồn tại
Các dự án về nhà ở cho người thu nhập thấp vẫn nằm trên giấy, còn ở dạng chính sách, vẫn chưa đưa vào thực tiễn do không theo kịp với những tình hình biến động của thị trường.
Giá dầu, giá thép, giá xi măng và các nguyên vật liệu xây dựng ngày một tăng cao cũng làm cho giá bất động sản tăng lên rõ rệt.
Việc khiếu nại, khiếu kiện về đất đai ngày một tăng cao do các chính sách không theo kịp tình hình thị trường, thiếu sự đồng bộ, nhất quán, thiếu kịp thời. Đã có những đề xuất can thiệp bằng thuế của nhà nước để điều chỉnh thị trường trước tình hình giá đất đang tăng quá cao và có dấu hiệu của đầu cơ làm giá. Tuy nhiên vẫn có những ý kiến phản biện, vì vậy đòi hỏi phải có thêm thời gian để những can thiệp ra đời và ảnh hưởng đến thị trường thì mới mong giải quyết được những tiêu cực tồn tại.