Theo UBND Q.8, hiện có nhiều dự án (DA) được phê duyệt từ lâu nhưng không có kinh phí thực hiện, gây bức xúc vì người dân rất khó khăn trong việc cấp giấy chủ quyền nhà đất, xin phép xây dựng, giao dịch... như: khu tái định cư và công viên văn hóa phía bắc đường Tạ Quang Bửu (P.4), khu D-E Phú Mỹ Hưng (P.7), quy hoạch các công viên cây xanh dọc kênh Đôi - đường Phạm Thế Hiển (P.1 đến P.7).
Khu ấp Doi (Q.Gò Vấp) trở nên hoang tàn cũng chỉ vì dính quy hoạch "treo" - Ảnh: Đình Sơn
Tại H.Nhà Bè, có tới 70 DA đã được chấp thuận địa điểm và có quyết định thu hồi giao đất từ nhiều năm trước với tổng diện tích hơn 14 triệu m2, nhưng hầu hết hiện vẫn còn “treo” hoặc triển khai dở dang.
Thực tế đang có nhiều DA “treo” rất mơ hồ, khó thực hiện. Nhiều hẻm rất nhỏ nhưng được gắn biển lộ giới 8-10 m mà không hề có luận cứ nào để thực hiện GS-TSKH Lê Huy Bá - Viện trưởng Viện Môi trường |
Đặc biệt, tại Q.Bình Thạnh, nhiều quy hoạch, DA “treo” kéo dài và cũng không biết đến bao giờ mới có thể chấm dứt. Điển hình nhất là DA khu đô thị sinh thái Bình Quới - Thanh Đa, thuộc P.28 với quy mô 450 ha, mặc dù được UBND TP quy hoạch từ năm 1992 nhưng đến nay cũng vẫn còn “treo”. Ngoài ra, còn có 3 DA dở dang kéo dài gần 20 năm gồm: DA khu nhà ở ven sông Sài Gòn (P.25), DA bắc Đinh Bộ Lĩnh và DA dọc trục Đinh Bộ Lĩnh (P.26).
Tại Q.10, ông Nguyễn Đức Trọng - Phó chủ tịch UBND quận cho biết, trên địa bàn còn nhiều quy hoạch chi tiết được lập và phê duyệt từ năm 2007 - 2008, như DA mở rộng siêu thị Sài Gòn hay một số khu dân cư xen cài nhà cao tầng tại các phường 1, 2, 6, 15 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Việc lập quy hoạch lộ giới hẻm trên địa bàn quận cũng đã thực hiện từ lâu, song khi đưa vào thực tế không còn phù hợp, không khả thi. Tương tự, lãnh đạo UBND Q.7 nhìn nhận trên địa bàn cũng đang có những quy hoạch được duyệt từ năm 1999 nhưng không thực hiện được.
Theo thống kê của Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, từ năm 1997 đến nay có 428 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000. Tuy nhiên đến nay vẫn còn 102 đồ án kéo dài, không khả thi, cần phải điều chỉnh. Trong khi đó, GS-TSKH Lê Huy Bá - Viện trưởng Viện Môi trường, nhận định thực tế đang có nhiều DA “treo” rất mơ hồ, khó thực hiện. Nhiều hẻm rất nhỏ nhưng được gắn biển lộ giới 8-10 m mà không hề có luận cứ nào để thực hiện.
Đại biểu HĐND TP.HCM Lâm Đình Chiến cho rằng, cần tính toán lại lợi ích giữa các bên có liên quan đến vấn đề quy hoạch. Hiện phần lớn giá trị gia tăng từ khâu quy hoạch làm DA kinh doanh lại thuộc về doanh nghiệp, trong khi người dân bị thu hồi đất không được hưởng bao nhiêu dẫn đến sự bức xúc, khiếu kiện.
Theo một lãnh đạo Sở Xây dựng TP, sở dĩ vẫn tồn tại tình trạng các đồ án quy hoạch “treo” kéo dài bởi các địa phương chưa có kế hoạch sử dụng đất rõ ràng. Nếu ở các tỉnh, vùng quy hoạch treo là đất nông nghiệp, có thể sử dụng để canh tác thì ở TP.HCM phần lớn là đất đô thị. Vì vậy, để sửa sai và không lãng phí quỹ đất, tài sản của người dân, TP nên cho người dân sử dụng để kinh doanh, đầu tư như làm nhà xưởng, sân bóng đá, nhà trọ… Và đặc biệt là các quận, huyện phải có kế hoạch sử dụng đất, lộ trình thực hiện rõ ràng trong các đồ án quy hoạch.
Không có khả năng thực hiện thì phải bỏ Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Toàn - Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, cho biết: “TP sẽ có đợt tổng rà soát quy hoạch, nhất là những đồ án quy hoạch chi tiết 1/2.000. Trong quá trình thực hiện 5 năm có những biến động gì để xác định cái nào “treo”, cái nào không có kinh phí làm, không có khả năng thực hiện thì phải điều chỉnh, thậm chí bỏ”. |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: