JLL Việt Nam – một công ty nghiên cứu thị trường đã cho biết, hiện nay có khoảng 37.000 căn hộ đã được mở bán trong thời gian qua dọc theo tuyến Metro số 1.
Đây là các số liệu thống kê được đưa ra trong báo cáo tổng kết tình hình thị trường BĐS tại TP Hồ Chí Minh mới nhất gần đây. Đặc biệt là tại các dự án căn hộ quận 2 đã có số lượng các căn hộ được mở bán tăng hơn 200% so với các khu vực quận khác. Cùng với đó là khu vực quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh cũng có số lượng căn hộ được mở bán tăng mạnh gần gấp đôi.
Công ty CBRE Việt Nam cũng đã cho biết, giá chào bán của các dự án căn hộ cao cấp tại quận 2 hiện nay đã tăng lên tới 11% so với mức tăng 3% trên toàn thành phố. Bên cạnh đó thì Công ty nghiên cứu CBRE Việt Nam cũng đã dự báo rằng, trong tương lai khi công trình tuyến Metro số 1 được đi vào hoạt động thì giá nhà đất của khu vực cách ga tàu điện này trong khoảng 10 phút đi bộ sẽ có thể tăng từ 10 – 20% so với giá đất ở các khu vực khác.
Thực hư việc tuyến Metro số 1 bị đội vốn hay không?
Ban quản lý đường sắt đô thị đã có phản hồi về việc dự án tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên không bị đội vốn 1.4 tỷ USD như dự luận phản ánh.
Vào năm 2006, dự án tuyến Metro số 1 đã bắt đầu được lên kế hoạch với tổng mức đầu tư dự toán là 17.000 tỷ đồng, dự án với sự tham gia chủ yếu của các công ty tư vấn trong nước còn thiếu kinh nghiệm.
Đến năm 2008 thì dự án đã có sự tham gia của các nhóm tư vấn tới từ Nhật Bản, từ đây mới có các nghiên cứu chính xác và đầy đủ hơn về kích thước của nhà ga; hướng; tuyến; công nghệ thực hiện; toa tàu…Vì thế mà tổng mức đầu tư phải thay đổi lên tới 47.000 tỷ đồng.
Tổng mức đầu tư mới này đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt vào năm 2011 và đã được phía nhà tài trợ Nhật Vản đồng ý cũng như cam kết giải ngân. Từ thời điểm đó tới nay thì chưa có sự điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án.
Những khó khăn trong phân bổ vốn ODA cho tuyến Metro số 1
Nguyên nhân của tình trạng khó khăn trong việc phân bổ vốn ODA cho tuyến Metro số 1 đã được ban quản lý dự án giải trình với Thủ tướng chính phủ về tổng mức đầu tư đã tăng từ 17.000 tỷ đồng lên tới 47.000 tỷ đồng. Đây là thông tin chính thức từ trưởng ban quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh và cho biết vào tháng 9 vừa qua.
Ban quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh đã cho biết, trong giai đoạn năm 2006 – 2007 thì việc nghiên cứu, tư vấn dự án đã được giao cho một đơn vị nghiên cứu tư vấn trong nước tiến hành và thực hiện. Đơn vị này vì chưa có nhiều kinh nghiệm, đồng thời dựa vào giá cả tại thời điểm đó nên đã đưa ra mức vốn đầu tư ban đầu là 17.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên thì đến năm 2008, dự án đã được chính phủ phê duyệt và ban quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh lựa chọn nhà đầu tư tới từ Nhật Bản. Đơn vị này đã đưa ra mức dự kiến ban đầu cho công trình này sát với thực tế là 47.000 tỷ đồng. TP Hồ Chí Minh đã báo cáo và được chính phủ đồng ý điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Cho tới nay, việc phân bổ vốn vẫn chưa được giải quyết một cách dứt khoát. Và đặc biệt hơn là trong năm 2017 thì nhu cầu vốn cho tuyến Metro số 1 là 5.400 tỷ đồng nhưng tính tới thàng 04.2017 thì vốn mới chỉ được phan bổ là 2.500 tỷ đồng và cho tới nay chưa được ứng thêm. Vừa qua, TP Hồ Chí Minh đã đề nghị thủ tướng tạm ứng vốn trung hạn trong khoảng thời gian từ năm 2016 – 2020 để thực hiện tuyến Metro 1.
Công trình tuyến Metro số 1 khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ đem lại sự thuận lợi đặc biệt cho toàn bộ các dự án tại khu vực quận 2, điển hình như: Palm Garden q2; One Verandah Mapletree.