Dù rằng giờ đã là Phó Chủ tịch của 1 nhà băng hàng đầu Việt Nam – Techcombank – nhưng có lẽ, thị trường vẫn luôn nhớ đến Nguyễn Cảnh Sơn với cái tên“Sơn Eurowindow” – cái tên đã gắn bó lâu dài với thương hiệu Cửa nhựa lõi nổi tiếng của Tập đoàn Eurowindow. Hãy cùng BATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu thêm về vị doanh nhân này nhé !
Nguyễn Cảnh Sơn là ai?
Nguyễn Cảnh Sơn sinh năm 1967 tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của CTCP Eurowindow hay Phó Chủ tịch Ngân hàng Techcombank.
Đặc biệt, có lẽ thị trường luôn nhớ đến cái tên “Sơn Eurowindow”– cái tên đã gắn bó sâu sắc trong suốt cuộc đời sự nghiệp của ông.
Chân dung Chủ tịch tập đoàn Eurowindow - Nguyễn Cảnh Sơn
Gia thế của Nguyễn Cảnh Sơn
Gia tộc Nguyễn Cảnh của ông có gia thế đến hơn 600 năm lịch sử, kéo dài từ thời đại Hậu Trần cho đến ngày nay. “Gen” văn võ song toàn của gia tộc này vẫn luôn được tiếp nối.
Có lẽ không sai khi cho rằng đây là một trong số những đại diện tiêu biểu nhất cho truyền thống cha truyền con nối khả năng văn võ song toàn của dân tộc. Thậm chí, đã có riêng 1 hội thảo do Viện sử học Việt Nam tổ chức để tìm hiểu và đánh giá về văn hóa – lịch sử cùng với những đóng góp của dòng họ này đối với đất nước.
Anh em Nguyễn Cảnh Sơn và Nguyễn Cảnh Hồng
Hành trình khởi nghiệp của Sơn Eurowindow như thế nào?
Xây dựng cơ sở từ trời Âu
Nguyễn Cảnh Sơn, cũng như các thanh niên khác đồng trang lứa, được đến Liên Xô vào thời kỳ mà Liên Xô sắp tan rã. Ông đã có thời gian theo học Kinh doanh ở thủ đô Mátxcơva. Sau khi ra trường, ông Sơn bắt đầu khởi nghiệp ở Liên bang Nga với việc thành lập ra CTY T&M Trans.
T&M Trans có trụ sở tại nhiều nước thế giới. Vào cuối năm 1999, T&M Trans do ông Nguyễn Cảnh Sơn làm Chủ tịch đã về tới Việt Nam.
Sự ra đời của Eurowindow
Trong khoảng thời gian đó, Việt Nam vẫn chưa xuất hiện khái niệm về loại cửa nhựa lõi thép, thay vào đó mọi người thường sử dụng các loại cửa gỗ truyền thống hoặc cửa nhôm. Nắm bắt rõ tâm lý chung trong thị trường, ông Nguyễn Cảnh Sơn đã quyết định thành lập lên công ty Eurowindow chuyên cung cấp các giải pháp tổng thể về cửa ở thị trường Việt Nam.
Tới năm 2007, công ty của ông Sơn chính thức đi vào hoạt động kinh doanh cửa với tên CTCP Eurowindow.
Trụ sở của Tập đoàn Eurowindow tại Hà Nội
Trong những năm đầu đi vào hoạt động, Eurowindow đã phải chi ra 1 khoản đầu tư không nhỏ vào việc quảng bá và giới thiệu về công năng cũng như chất lượng sản phẩm cửa nhựa uPVC. Ban đầu sản phẩm này có giá thành cao và còn rất lạ lẫm, nên hầu như chỉ được chính Eurowindow sử dụng cho các dự án thuộc về Eurowindow Holding – tập đoàn mẹ nắm quyền quản lý mọi tài sản đầu tư của ông Sơn tại Việt Nam.
Một vài thành tựu nổi bật của Eurowindow.
Tuy nhiên, với vai trò là đại diện để ‘educate’ thị trường, Eurowindow cũng được hưởng lợi ích không nhỏ khi cửa nhựa lõi thép dần được thay thế các sản phẩm phổ biến trước kia. Đến năm 2008, doanh thu của Eurowindow đã lên đến 475 tỷ đồng.
Sau thời gian hơn 15 năm hoạt động, Eurowindow giờ đây đã chiếm thị phần lớn về các dòng sản phẩm cửa tại thị trường trong nước. Công ty này mở rộng ra nhiều dòng sản phẩm như: cửa nhôm, vách nhôm kính lớn, cửa nhôm gỗ, cửa gỗ chống cháy và cả các loại cửa cuốn, cửa tự động, cửa thủy lực…
Sở hữu 1 hệ thống phân phối rộng lớn trên toàn quốc gồm 5 nhà máy và hơn 40 showroom. Eurowindow trở thành đơn vị được tín nhiệm khi chuyên cung cấp cửa, kính cho nhiều tòa nhà của Chính phủ như Tòa nhà Quốc hội, Văn phòng Chính phủ hay như các trụ sở của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an…
Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản ghi nhận được vào khoảng hơn 14.800 tỷ đồng, tăng gần 10%.
Đầu năm nay, Eurowindow lại tiếp tục góp mặt trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Cùng với đó, Eurowindow cũng là thuộc Top 10 doanh nghiệp được xếp cao nhất trong ngành sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ nhựa.
Dự án dịch chuyển vốn xuyên quốc gia
Nguyễn Cảnh Sơn và em trai ông - ông Nguyễn Cảnh Hồng cũng đã nhiều lần đầu tư tại Việt Nam. Được biết, Tập đoàn Eurowindow Holding không chỉ sở hữu quyền vận hành, chi phối tại Eurowindow và Melinh Plaza mà còn nắm giữ 1 lượng lớn vốn ở nhiều doanh nghiệp khác như Công ty T&M, công ty EuroFinance, công ty Vicentra và công ty HICC1.
Tập đoàn Eurowindow Holding được thành lập vào đầu năm 2007, với nhiệm vụ chính là quản lý phần vốn được đầu tư tại Việt Nam. Theo như được biết, tập đoàn này sở hữu hàng loạt các dự án lớn ở trong nước.
Nguyễn Cảnh Sơn đưa ra các hướng đi mới cho công ty
Hành trình thay đổi từ “Sơn Eurowindow” thành “Sơn Techcombank”
Ông Nguyễn Cảnh Sơn xuất phát là 1 kỹ sư xây dựng. Và hướng phát triển sự nghiệp của ông cũng theo ngành liên quan đến bằng cấp đó của mình - xây dựng lên thương hiệu EuroWindow. Đây cũng là khởi nguyên của cái tên “Sơn Eurowindow”.
Mặc dù không được trải qua đào tạo về ngân hàng nhưng ông Sơn vẫn luôn mặn mà với ngành này. Vì vậy, ông Sơn quyết định dấn thân vào con đường này sau khi đã sở hữu những thành công trước của mình và Techcombank chính là điểm đến mới của ông. Đến tháng 9/2009, ông Sơn được bổ nhiệm để giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank.
Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh và Nguyễn Cảnh Sơn
Eurowindow Holding cũng đã từng là 1 cổ đông lớn của Techcombank trong 1 khoảng thời gian trước. Cho dù hiện tại khi Eurowindow Holding đã thoái phần lớn số vốn tại Techcombank thì các công ty của Sơn Eurowindow vẫn luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với ngân hàng này.
Techcombank cũng là ngân hàng thường xuyên cho Eurowindow vay vốn tùy theo tình hình biến động của thị trường.
Gia đình doanh nhân Nguyễn Cảnh Sơn trong Eurowindow
Trong nhiều năm gần đây, việc giao dịch cổ phiếu TCB liên tục được diễn ra. Trước đây không lâu, Eurowindow thông báo với giới truyền thông về việc hoàn thành chuyển nhượng đến hơn 32 triệu cổ phiếu TCB vào ngày 9/5. Cũng ở thời điểm đó, vợ của ông Sơn là bà Nguyễn Thị Phương Hoa đã nhận chuyển nhượng tới hơn 25 triệu cổ phiếu TCB. Cùng với đó, 1 lượng lớn khoảng 7 triệu cổ phiếu TCB cũng được con trai ông Sơn là ông Nguyễn Cảnh Sơn Tùng, nhận chuyển nhượng. Như vậy, ta có thể tinh ý nhận ra tổng số cổ phiếu mà gia đình ông Sơn nhận chuyển nhượng lại vừa bằng với số lượng cổ phiếu mà Eurowindow thoái khỏi TCB.
Theo thống kê gần đây, cá nhân ông “Sơn Eurowindow” nắm quyền sở hữu 0,5123% cổ phần của Techcombank. Bên cạnh đó, vợ ông sở hữu đến 2,1675%; Và con trai ông - Nguyễn Cảnh Sơn Tùng đang nắm giữ đến 0,5992% cổ phần…
Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tindanh sách doanh nhân việt nam