Người dân vẫn phải gánh ô nhiễm từ KCN

Phát triển cụm công nghiệp nhưng hệ thống hạ tầng kỹ thuật kèm theo không đồng bộ, thiếu hệ thống xử lý nước thải, khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi... đã buộc người dân các khu vực lân cận phải sống chung với môi trường ô nhiễm, nguy cơ cháy nổ... làm tăng tình trạng bệnh tật và nghèo đói.

Phát triển cụm công nghiệp nhưng hệ thống hạ tầng kỹ thuật kèm theo không đồng bộ, thiếu hệ thống xử lý nước thải, khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi... đã buộc người dân các khu vực lân cận phải sống chung với môi trường ô nhiễm, nguy cơ cháy nổ... làm tăng tình trạng bệnh tật và nghèo đói.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật không đồng bộ ảnh hưởng công tác phòng cháy chữa cháy, tình trạng ô nhiễm môi trường do không có hệ thống tập trung xử lý nước thải, khí thải… là hiện trạng chung tại nhiều cụm công nghiệp TPHCM. Kết quả là người dân sống quanh đó phải "lãnh đủ".

Theo một báo cáo của Sở Công Thương cuối tháng 1-2014 vừa qua về tình hình hoạt động các cụm công nghiệp trên địa bàn, tính đến cuối năm 2013 TPHCM còn đến 13 cụm công nghiệp có doanh nghiệp hoạt động bên trong nhưng chưa có đơn vị kinh doanh hạ tầng.

Những năm gần đây, người dân sinh sống dọc kênh 8 xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh rất khổ sở bởi tình trạng ô nhiễm do nước thải, khí thải chưa xử lý thải ra từ cụm công nghiệp Lê Minh Xuân. Ở quận 12, dòng nước kênh Trần Quang Cơ ngày càng đen đặc vì ô nhiễm, một phần xuất phát từ nguồn nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm dọc hai bên bờ kênh.

Ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp TPHCM đang ảnh hưởng đến đời sống người dân khu vực lân cận - Ảnh: Văn Nam.

Theo Sở Công Thương, đến nay mới chỉ có 8 cụm công nghiệp có đơn vị kinh doanh hạ tầng với diện tích khoảng 440 héc ta, 13 cụm không có đơn vị kinh doanh hạ tầng, 6 cụm chưa có doanh nghiệp hoạt động và đang kêu gọi nhà đầu tư xây dựng hạ tầng.

Các cụm công nghiệp đang hoạt động tại TPHCM thu hút khoảng 600 dự án đầu tư, đã giúp giải quyết việc làm cho hơn 32.000 lao động nhưng do cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh nên đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm nhiều khu vực dân cư.

Theo các chuyên gia môi trường, nhiều cụm công nghiệp sau khi được quy hoạch, quận, thành phố chỉ biết cấp phép cho doanh nghiệp vào hoạt động nhưng ít quan tâm đến việc phát triển đường sá, cây xanh, hệ thống xử lý nước thải tập trung… Giữa khu sản xuất và khu dân cư cũng không quy hoạch khoảng cách ly để đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không ảnh hưởng xấu đến đời sống dân cư.

Hiện nay UBND thành phố đang lấy ý kiến Bộ Công Thương và Bộ Tư lệnh Quân khu 7 về Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn TPHCM đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, sắp tới thành phố sẽ đưa ra khỏi quy hoạch, chuyển đổi chức năng các cụm công nghiệp nằm xen cài trong khu dân cư nhưng không có đơn vị kinh doanh hạ tầng, không có hàng rào cách ly, không có đường giao thông, thiếu điều kiện về bảo vệ môi trường, điện, thông tin liên lạc.

Thành phố sẽ ưu tiên phát triển các cụm công nghiệp chuyên ngành, sử dụng công nghệ cao, cụm công nghiệp phụ trợ, liên kết sản xuất …

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24