Ngói âm dương không còn là hình ảnh quá xa lạ với mọi người. Bởi hiện nay có rất nhiều gia đình từ thành thị đến nông thôn đã và đang sử dụng loại ngói này. Vậy ngói âm dương là gì? Ưu điểm của chúng là gì?... Nếu các bạn quan tâm đến loại ngói này hãy cùng chúng tôi phân tích bài viết để có thêm nhiều kiến thức cho bản thân.
Ngói âm dương là gì?
Nếu phân tích đúng thì ngói âm dương gồm cả ngói dương và ngói âm. Hình dáng của ngói giống như một phần của hình chóp cụt nhưng bị cắt bởi một mặt phẳng song song với trục của tâm.
Ngói âm dương là gì?
Chúng sẽ gồm một đầu bé và một đầu lớn. Phần ngói dương sẽ được tráng một lớp men ở phần mặt lồi. Còn phần ngói âm sẽ được tráng men ở phần mặt lõm. Hơn nữa ngói âm dương còn được thiết kế có độ cong cân đối.
So với những mái nhà tôn hiện nay thì kiểu mái nhà có lợp loại ngói này cầu kỳ hơn rất nhiều. Để lợp được ngói cần phải có những thành gỗ ngang bám trên các sà nhà có khoảng cách là 50cm. Ngoài ra còn phải bố trí các thành gỗ dọc được đóng so le nhau khoảng 10-15 cm lại có 1 thanh.
Mục đích có kích thước như vậy là để xếp lần lượt hàng ngói ngửa và hàng ngói sấp với nhau. Thường thì ngói ngửa sẽ nằm ở rãnh rộng có kích thước 15cm, còn kích thước 10cm sẽ đặt ngói sấp.
Lịch sử ra đời của loại ngói âm dương.
Thường thì ít ai có thói quen tìm hiểu kỹ về loại ngói âm dương này. Tuy nhiên, nếu chúng ta đã mất công tìm hiểu thì việc thêm được những kiến thức liên quan đến lịch sử cũng là điều nên làm đúng không nào?
Thực tế, loại ngói này bắt nguồn từ Trung Quốc, với những người xưa thì đây được coi là một loại vật liệu không thể thiếu để làm nhà. Bởi theo quan niệm của họ thì loại ngói này mang ý nghĩa rất lớn về đất trời.
Lịch sử ra đời của loại ngói âm dương này bắt nguồn từ Trung Quốc
Tương truyền ngói âm dương được ra đời từ thời Đông Hán của Trung Quốc và do một vị thầy phong thủy sáng tạo ra. Vậy vì sao loại ngói này lại du nhập được về Việt Nam? Đây cũng là một câu chuyện khác liên quan đến lịch sử.
Nếu tìm hiểu về sự tích của ngói âm dương ở Việt Nam thì loại ngói này du nhập vào đất nước ta là do một vị quan đi xứ ở thời Tây Tấn mang về. Chính vì sự độc lạ này mà có lẽ người dân Việt Nam đã học hỏi và sáng tạo thêm để phù hợp với văn hóa của người Việt.
Nếu được nhìn, ngắm lại những mái nhà cổ kính được lợp bằng ngói âm dương thì có lẽ ai cũng có tâm trạng giống nhau. Bởi chúng đem đến cho chúng ta sự hoài cổ về một thời đã qua. Không chỉ có ý nghĩa đó, mà chúng còn mang đến cho chúng ta niềm tự hào về những công trình kiến trúc vĩ đại mà ông cha ta đã tạo ra. Đây là những giá trị lịch sự trường tồn mãi với thời gian.
Ngói âm dương có ưu điểm gì?
Vì sao, người Việt lại yêu thích loại ngói này? Đây cũng là một câu hỏi mà rất nhiều người làm xây dựng đặt ra. Đứng trên góc độ là một nhà phân tích chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp khúc mắc này.
Vì ngói âm dương mang đậm giá trị thẩm mỹ.
Thực tế, quy trình để làm nên một viên ngói âm dương không phải là dễ. Bởi thực tế, trước khi tạo ra loại ngói này thì chúng sẽ được nung sau đó mới được tráng men. Kết hợp với đó là cả giá trị nghệ thuật về trạm khắc. Tất cả những yếu tố trên mới tạo thành một tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác như vậy.
Ngói âm dương mang đậm giá trị thẩm mỹ
Đồng nghĩa với đó chúng lại được kết hợp với những đường nét uyển chuyển của ngôi nhà khiến chúng càng trở nên sang trọng và bề thế. Chắc chắn bất cứ một ai đi qua cũng không khỏi trầm trồ khen ngợi.
Ngoài ra, nếu loại ngói này kết hợp với những nếp nhà cổ như nhà gỗ 3 gian, 5 gian thì điều này lại càng tuyệt vời hơn. Đa số những ngôi nhà này sẽ ít tồn tại ở vùng thành thị nhưng ở miền núi, trung du và nông thôn thì vẫn còn khá nhiều. Ví dụ như chùa chiền, nhà thờ họ và cả những ngôi nhà cổ.
Vì ngói âm dương mang ý nghĩa phong thủy
Như đã nói ở trên, ngói âm dương là sự tượng trưng của đất trời. Ý nghĩa Theo quan niệm của người xưa thì đây chính là sự tương hợp của trời đất để tạo ra mưa thuận, gió hóa giúp cho người dân có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.Chính vì vậy, việc xây dựng nhà cũng phải thuận theo thuyết âm dương mới giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn, làm ăn được thuận buồm xuôi gió.
Vậy vì sao loại ngói này lại được ưa chuộng như vậy? Nếu đúng theo di tích văn hóa phản ánh thì chỉ có những gia đình khá giả ở thời xưa mớ có đủ điều kiện để lợp loại ngói này bởi chúng khá đắt đỏ và xa xỉn. Ngoài ra nếu tính một cách tổng thể thì ngói âm dương vừa bền, lại vừa đẹp.
Quy trình lợp mái ngói âm dương
Thực tế, hiện nay chúng ta có 2 cách để lợp mái ngói âm dương đó là: Lợp ngói trên mái gỗ và lợp ngói trên mái bê tông. So với cách lợp mái của một số vật liệu khác thì lợp mái ngói âm dương phức tạp hơn rất nhiều. Mỗi một loại có kỹ thuật lợp khác nhau. Cụ thể như:
Lợp ngói trên mái bê tông.
Nói chung quy trình lợp ngói âm dương trên mái bê tông hay mái gỗ đều khá cầu kỳ và phức tạp. Cụ thể như việc lợp ngói trên mái bê tông chúng ta phải thực hiện đủ quy trình 6 bước. Các bước đó được thực hiện như sau:
Kỹ thuật lợp ngói âm dương trên mái bê tông
- Bước 1: Đầu tiên trước khi lợp, việc đầu tiên cần làm đó là làm sạch bề mặt của ngói. Sau đó ngói sẽ được vận chuyển lên mái nhà. Lưu ý, bởi đây là loại vật liệu dễ vỡ nên cần phải vận chuyển nhẹ nhàng và hết sức cẩn thận tránh bị vỡ và xây xát.
- Bước 2: Là quét sơn chống thấm. Đây cũng là một bước rất quan trọng trước khi lợp mái vì chúng sẽ đảm bảo nhà của bạn sẽ không bị thấm nước sau khi lợp xong.
- Bước 3: Là bước lợp ngói: Đây là bước rất quan trọng để đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật chúng ta sẽ lợp từ giữa và đi về 2 bên. Đây là cách giúp chúng ta lợp ngói nhanh đồng thời ngói sẽ đều và trông rất đẹp mắt.
- Bước 4: Sẽ tiến hành dán ngói lên mái nhà. Bước này cũng khá đơn giản vì chúng ta chỉ cần đồ hồ lên mái và tiến hành dán ngói vào là được. Tuy nhiên, lưu ý khi làm xong phải trở lại để vét gọn phần vữa thừa mới tôn hết được vẻ đẹp của chúng.
- Bước 5: Tiến hành làm viền đuôi mái: Đây là công đoạn dành cho người thợ làm hồ. Thường thì những thợ hồ có tay nghề càng cao thì phần đuôi mái sẽ càng đẹp. Hơn nữa vẻ đẹp của toàn bộ mái nhà mới được phô diễn một cách trọn vẹn.
- Bước 6: Kiểm tra lại toàn bộ khâu kỹ thuật lợp, dán ngói lần cuối cùng. Chắc chắn chúng ta sẽ tránh được sai sót khi không bỏ qua công đoạn này.
Lợp ngói trên mái gỗ.
Nói chung phần kỹ thuật lợp ngói trên mái gỗ cũng trải qua tất cả các công đoạn giống như phần lợp ngói trên mái bê tông. Tuy nhiên chúng sẽ có điểm khác đó là:
Kỹ thuật lợp ngói âm dương trên mái gỗ
- Thay vì dán các miếng ngói lên mái thì ở đây chúng ta sẽ xếp chúng vào các thanh gỗ đã được đóng sẵn trên mái nhà. Các thanh gỗ ngang sẽ được đóng cách nhau 50cm. Còn những thanh gỗ dọc sẽ được đóng so le nhau với khoảng cách lần lượt là 10 và 15 cm.
- Viên ngói ngửa sẽ được xếp vào vị trí có kích thước là 15cm, còn viên ngói sấp sẽ được xếp vào vị trí có kích thước 10cm.
Cách sắp xếp này sẽ tạo lên sự đan xen, hài hòa giữa các hàng ngó. Hơn thế nữa chúng vẫn tạo được sự kết dính cần thiết. Đây là điểm đặc biệt của loại ngói âm dương mà không loại ngói nào có được.