Mẫu giấy bảo hành công trình là một loại giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xây dựng của chủ đầu tư. Đối với ai đã và đang làm trong lĩnh vực này thì chắc chắn không còn xa lạ với loại giấy tờ này. Vậy vì sao phải bảo hành công trình xây dựng? Thời hạn bảo hành là bao nhiêu?... Tất cả những vấn đề có liên quan tới bảo hành công trình sẽ được chúng tôi chia sẻ ngày trong bài viết này.
Nghĩa vụ của các bên trong việc bảo hành công trình xây dựng
Theo luật xây dựng năm 2014 và Nghị định 46/2015/NĐ-CP ban hàng thi tất cả các công trình xây dựng đều phải hoàn thiện mẫu giấy bảo hành công trình nộp cho các cấp có thẩm quyền. Đây là nghĩa vụ mà các đơn vị thi công phải thực hiện. Bởi vì chi làm được điều này thì quyền lợi của đôi bên mới được đảm bảo. Vậy nghĩa vụ của các bên đó là gì?
Nghĩa vụ của các bên trong việc bảo hành công trình xây dựng
- Đối với bên thi công xây dựng thì nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và bảo hành đối với từng hạng mục mà họ xây dựng. Kể cả công tác sửa chữa cũng như khắc phục sự cố khi có vấn đề gì xảy ra.
- Đối với đơn vị cung ứng vật liệu, thiết bị công trình… thì trách nhiệm đối với những hạng mục liên quan đến vật liệu thì đơn vị cung ứng phải đảm bảo. Kể cả những đối với những thiết bị bị hư hỏng, bị lỗi phải thay thế và sửa chữa.
- Đối với những công trình với những hạng mục khác nhau tùy theo mức độ hư hỏng mà các nhà thầu sẽ tiến hành sửa chữa, khắc phục hậu quả. Kể cả là những hạng mục khó như: Khung, cột, sàn, tường nhà, cầu thang…
Nội dung cần phải có trong mẫu giấy bảo hành công trình xây dựng.
Thực tế, mẫu giấy bảo hành công trình là mẫu biên bản thỏa thuận giữa các bên. Mục đích là nếu công trình có xảy ra sai sót thì lỗi của bên nào thì bên đó phải chịu trách nhiệm. Không có việc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Để đảm bảo nội dung thì mẫu giấy bảo hành cần phải có đầy đủ các điều khoản sau:
- Điều khoản thứ nhất đó là quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong việc bảo hành công trình xây dựng. Cụ thể như việc nhà thầu thi công phải chịu bảo hành về những hạng mục liên quan đến thi công. Còn bên cung ứng thiết bị thì chịu trách nhiệm về mạng thiết bị…
- Tiếp đến là thời hạn bảo hành đối với các hạng mục và kể cả là thiết bị công nghệ có liên quan. Bởi rất có thể khi nghiệm thu sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng chỉ cần 2-3 tháng sử dụng đã có sự cố thì vấn đề này thực sự đã làm khó chủ đầu tư.
Mẫu biên bảo bảo hành công trình xây dựng phải xác định cụ thể thời gian bảo hành
- Một nội dung quan trọng cần có trong mẫu giấy bảo hành công trình là mức tiền mà các bên phải bồi thường nếu gặp sự cố. Tuy nhiên, vấn đề này có thể linh động bằng cách lắp đặt và tu sửa lại các hạng mục.
Đối với những công trình sử dụng ngân sách nhà nước thì mức tiền bảo hành đã được quy định khá rõ ràng ở trong luật xây dựng. Mức tiền quy định đó được quy định như sau:
- Đối với những công trình được phân loại ở cấp đặc biệt thì mức tiền bảo hành ở mức tối thiểu sẽ là 3% so với giá trị của hợp đồng đã ký kết.
- Đối với những công trình ở cấp còn lại thì mức tiền bảo hành tối thiểu sẽ là 5% so với giá trị của hợp đồng xây dựng.
Có thể thấy rằng, quyền và trách nhiệm của mỗi bên đã được pháp luật quy định rất cụ thể. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì mỗi bên phải làm thật tốt trách nhiệm của mình.
Thời hạn bảo hành các công trình xây dựng là bao lâu?
Cụ thể thì vấn đề bảo hành các công trình xây dựng được quy định khá rõ ràng ở Nghị định 46/2015/NĐ-CP từ lúc khởi công cho đến khi nghiệm thu công trình xây dựng. Tuy nhiên, cũng tùy hạng mục mà khâu nghiệm tu có thể tiến hàng trước hoặc sau. Cụ thể, chúng được quy định như sau:
Đối với những hạng mục của công trình hoặc các công trình xây dựng
Mỗi một hạng mục và mỗi một công trình xây dựng có quy định về thời gian bảo hành là khác nhau. Cụ thể như:
- Đối với những hạng mục ở cấp đặc biệt hay còn gọi là cấp I: Cụ thể như nhà máy in tiền, công trình điện hạt nhân, trường đại học, đường sắt cao tốc, cầu phao… Thời gian được ghi trong mẫu giấy bảo hành công trình là không dưới 24 tháng.
Thời gian bảo hành đối với những công trình cấp đặc biệt
- Đối với công trình ở cấp còn lại (cấp II, III, IVI). Cụ thể như đường ô tô, kho lưu động, cơ sở hỏa táng… thì thời gian bảo hành không dưới 12 tháng.
- Đối với công trình nhà ở thì thời gian bảo hành được quy định rõ trong Luật Nhà ở năm 2014. Cụ thể: Với những ngôi nhà chung cư thì thời gian tối thiểu cần bảo hành là 60 tháng. Còn đối với nhà riêng lẻ thì thời gian bảo hành tối thiểu là 24 tháng.
Đối với những thiết bị công nghệ và thiết bị công trình xây dựng.
Nếu theo đúng hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà cung ứng và chủ đầu tư thì thời gian bảo hành đã được xác định khá cụ thể. Tuy nhiên, nếu theo đúng nguyên tắc thì thời gian bảo hành đã ký trong hợp đồng sẽ không ngắn hơn thời hạn có trong mẫu giấy bảo hành công trình xây dựng. Thời điểm để tính mốc thời gian đó sẽ bắt đầu tính từ khi lắp đặt.
Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công nghệ, thiết bị công trình xây dựng
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện thực tế mà chủ thầu và nhà cung ứng có thể tự điều chỉnh thời gian bảo hành cho phù hợp. Cụ thể như việc bảo hành đối với từng hạng mục, từng gói thầu…
Thực tế, có những công trình trong quá trình thi công không thể tránh được sai sót dẫn đến chất lượng công trình chưa đảm bảo. Tuy nhiên, bên cung ứng thiết bị đã khắc phục sửa chữa nhưng vẫn mắc khuyết điểm thì thời hạn bảo hành sẽ được kéo dài hơn.
Như vậy, có thể thấy rằng trách nhiệm của các bên trong mẫu giấy bảo hành công trình xây dựng được quy định khá chặt chẽ đúng không nào. Hy vọng, đây là những thông tin bổ ích để các bên có thể đảm bảo đúng, đủ quyền và nghĩa vụ của mình.