|
Ông Nguyễn Văn Điệp - Chánh Văn phòng Hiệp hội Xi măng Việt Nam |
Trong khi trên thực tế, nhu cầu sử dụng xi măng của người dân và các địa phương trong cả nước là rất lớn. Khảo sát sơ bộ của hiệp hội cho thấy, tại các vùng quê, không chỉ các địa phương sử dụng xi măng để làm các công trình công cộng như kênh mương, đường giao thông mà nhu cầu của các gia đình cũng không hề nhỏ.
Tuy nhiên, do kinh tế hiện nay còn có nhiều khó khăn nên cầu của thị trường vẫn thấp.
Điều này có phải do từ đầu năm đến nay, giá xi măng đã có 2 lần được điều chỉnh tăng và mức tăng lên tới 180.000 đồng/tấn không thưa ông?
Từ đầu năm 2011 đến nay, hầu hết các yếu tố đầu vào của sản xuất cũng như giá bán các loại hàng hoá đều tăng nên người dân phần nào cũng đã quen và chấp nhận việc tăng giá này.
Còn năm nay, theo dự báo, lượng xi măng tiêu thụ trong nước chỉ tăng khoảng 8% so với năm trước và đạt mức 52 triệu tấn chủ yếu là do lạm phát cao, người dân phải thắt chặt chi tiêu. Chính phủ cũng cắt giảm mạnh các khoản đầu tư công.
Trong khi theo ước tính, năm nay các doanh nghiệp sẽ sản xuất khoảng 54-56 triệu tấn, theo ông lượng dư thừa này có đáng lo ngại?
Đối với ngành xi măng, sản lượng cao hơn nhu cầu khoảng 10% là điều không có gì đáng ngại. Thực tế, chỉ cần thiên tai xảy ra tại một địa phương nào đó, nhu cầu đối với mặt hàng xi măng có thể tăng thêm vài triệu tấn.
Ngoài ra, để đảm bảo nguồn cung xi măng cho thị trường những năm tiếp theo, khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì hàng năm sản lượng của toàn ngành sản xuất ra đều phải tăng.
Ngành xi măng lại có đặc thù riêng không giống như nhiều ngành khác, nếu sản xuất non tải, dưới công suất thiết kế sẽ gây lãng phí rất lớn.
Vậy giải pháp trước mắt của các doanh nghiệp đối với tình trạng cung vượt cầu hiện nay là gì?
4 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã xuất khẩu 1,6 triệu tấn clinker và 200.000 tấn xi măng tới các thị trường như châu Phi; Đài Loan, Hải Nam (Trung Quốc); Bangladesh.
Theo đà này, ước tính cả năm toàn ngành sẽ xuất khẩu được khoảng 2,8 triệu tấn gồm cả clinker và xi măng. Trong đó, clinker là 2,5 triệu tấn còn xi măng là 300.000 tấn.
Tuy nhiên, hiệp hội vẫn khẳng định việc xuất khẩu này chỉ là giải pháp tình thế do xi măng có khối lượng lớn nên cước vận tải chiếm khá nhiều. Hiệu quả của việc xuất khẩu không cao, tiêu hao nhiều năng lượng và tài nguyên của đất nước.
Mới đây, hiệp hội đã có buổi làm việc với doanh nghiệp để bàn về việc xuất khẩu làm sao có hiệu quả nhất, tránh tình trạng tranh giành khách dẫn tới hạ giá bán sản phẩm.
Về phía các nhà sản xuất cũng đã nhất trí với phương châm này và sẽ cố gắng tìm hiểu nhu cầu cũng như giá cả tại các thị trường để có được mức giá xuất khẩu hợp lý nhất.
Được biết, Bộ Xây dựng cũng rất khuyến khích việc sử dụng xi măng sản xuất các loại vật liệu xây dựng không nung và sử dụng xi măng để làm đường. Trong thực tế, việc này đã được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Đối với việc sử dụng xi măng để sản xuất vật liệu xây dựng như gạch xây, gạch lát hè… gần đây đã được thực hiện khá tốt. Còn việc sử dụng xi măng để làm đường giao thông thì tốc độ thực hiện khá chậm chạp.
Mặc dù ở những vùng chiêm trũng, nơi thường xuyên xảy ra ngập lụt, việc làm đường bằng xi măng sẽ có độ bền gấp 3-4 lần so với đường rải nhựa nhưng do chi phí ban đầu cao hơn từ 1,5–2 lần nên không thuyết phục được các nhà đầu tư.
Như vậy, theo nhận định của ông, khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt là gì?
Hiện nay vấn đề toàn ngành đang phải đối mặt là xử lý môi trường để làm sao sản xuất vẫn hiệu quả nhưng không phá vỡ cảnh quan, ít gây khói bụi độc hại.
Thêm vào đó, theo như thông báo từ ngành điện và ngành than từ đầu năm là chỉ cấp 70% năng lượng cho việc sản xuất thì các doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn.
Tiếp đến là vấn đề lãi suất, hiện nay mặt bằng lãi suất đang đứng ở mức cao, trên 20%/năm, khiến không ít doanh nghiệp như đang ngồi trên lửa. Thiếu vốn cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp phải mua bán lòng vòng và chậm trả nợ nhau.
Xin cảm ơn ông!
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: