Ngành thép nỗ lực phục hồi sản xuất

Từ đầu năm đến nay, dù đối mặt với nhiều khó khăn như thị trường xuất khẩu không thuận lợi, sức tiêu thụ nội địa và giá thép giảm, Tuy nhiên, nhiều DN thép vẫn nỗ lực vượt khó để duy trì và thúc đẩy sản xuất.

Từ đầu năm đến nay, dù đối mặt với nhiều khó khăn như thị trường xuất khẩu không thuận lợi, sức tiêu thụ nội địa và giá thép giảm, Tuy nhiên, nhiều DN thép vẫn nỗ lực vượt khó để duy trì và thúc đẩy sản xuất.

Từ đầu năm đến nay Công ty TNHH Thép Vina Kyoei đã sản xuất 343 ngàn tấn thép. Trong ảnh: Kiểm tra chất lượng thép tại Công ty TNHH Thép Vina Kyoei.

Ngày 7/7, Công ty TNHH Thép Vina Kyoei (VKS), KCN Phú Mỹ 1, TX. Phú Mỹ đã cán mốc sản xuất đạt 10 triệu tấn. Ông Hiroyuki Iwasa, Tổng Giám đốc VKS cho biết, để đạt được kết quả này, thời gian qua, công ty đã đầu tư cải tạo thay thế, nâng cấp thiết bị, áp dụng công nghệ mới vừa hiệu quả trong quá trình sử dụng, nỗ lực duy trì sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ. Từ đầu năm đến nay, VKS đã sản xuất 343 ngàn tấn thép. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Campuchia được 48 ngàn tấn, tiêu thụ tại thị trường trong nước 232 tấn. Nhờ đó, sản lượng thép tồn kho hiện không nhiều với khoảng 63 ngàn tấn.

Đầu tháng 6/2020, Tập đoàn Hoa Sen cũng đã hoàn tất xuất khẩu lô hàng 50 ngàn tấn tôn mạ đi châu Âu và châu Mỹ. Đặc biệt trong 3 tháng 3, 4, 5/2020, giai đoạn cao điểm đại dịch COVID, sản lượng xuất khẩu vào châu Âu và châu Mỹ của Tập đoàn Hoa Sen tăng trưởng từ 127-318% so với cùng kỳ năm 2019.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Thép Tung Ho Việt Nam, KCN Phú Mỹ 2, TX. Phú Mỹ cũng thông tin thêm, tháng 6 vừa qua, Tung Ho vừa xuất sang thị trường Campuchia 2.700 tấn thép thanh, nâng sản lượng xuất khẩu gần 14 ngàn tấn, số còn lại hơn 90% đã tiêu thụ tại thị trường nội địa. Các DN khác như Công ty Thép Miền Nam sản xuất hơn 336 ngàn tấn thép thô, trong đó đã tiêu thụ hơn 90% sản lượng; Công ty TNHH Posco SS Vina sản xuất gần 178 ngàn tấn đã tiêu thụ hơn 80%, trong đó xuất khẩu đạt 50%; Công ty Thép Việt Nhật, sản xuất 149 ngàn tấn, đã tiêu thụ hơn 80%...

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất khẩu hơn 815.000 tấn với kim ngạch 454 triệu USD. Tại BR-VT, báo cáo từ Sở Công thương cho biết, 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sắt, thép tăng gần 17%.

Các thông tin trên cho thấy ngành thép đã có sự phục hồi mạnh mẽ sau ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên theo nhận định của ông Nguyễn Văn Sưa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, ngành thép vẫn còn rất nhiều thách thức phía trước. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở các nước trên thế giới, Việt Nam vẫn chưa thể tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu sang EU mà chỉ tập trung ở một số thị trường truyền thống, như ASEAN, Hoa Kỳ... và thị trường trong nước. Xu hướng phòng vệ thương mại tiếp tục gia tăng khiến cho việc mở rộng thị trường cũng rất khó khăn. Những yếu tố này làm gia tăng áp lực đến hiệu quả kinh doanh của các DN, nhất là các DN thuần sản xuất phôi thép, thép cán, tôn mạ. Song bên cạnh đó, việc Hiệp định thương mại tự do FTAEV được ký kết và có hiệu lực sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các DN ngành thép. Do đó, đây là thời điểm mà các DN ngành thép cần nhanh chóng thay đổi tư duy, nhận diện đúng vai trò của mình trong việc thực thi FTA qua việc chủ động tiếp cận, tìm hiểu thông tin, nội dung mà hai bên đã cam kết. Từ đó, vận dụng quy tắc xuất xứ một cách có hệ thống và hiệu quả.

Mặt khác, bản thân DN cũng phải đáp ứng tốt các tiêu chuẩn và kỹ thuật đã cam kết; nắm rõ về khung pháp lý của thị trường và các rào cản kỹ thuật để chủ động hơn trong xuất khẩu.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24