Mua lại nhà ở xã hội có phải đóng tiền sử dụng đất? - Hiện nay, có rất nhiều người không có quá nhiều khả năng về tài chính và khoản thu nhập không quá lớn, mặc dù có những chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội của Chính phủ cũng rất rộng mở những việc mua mới nhà ở xã hội cũng còn nhiều khó khăn. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là lí do kinh tế. Chính vì vậy, nhiều người lựa chọn việc mua lại nhà ở xã hội. Thế nhưng, câu hỏi mà nhiều đặt ra khi mua lại nhà ở xã hội đó là có phải đóng tiền sử dụng đất hay không? Hãy cùng BẤT ĐỘNG SẢN EXPRESS tìm hiểu thêm nhé!
Nhà ở xã hội và những vấn đề liên quan
Nhà ở xã hội là những nhà ở nằm trong diện được Nhà nước hỗ trợ đối với những đối tượng thuộc danh sách được hưởng chính sách theo những quy định được nêu trong Luật Nhà ở.
Nhà ở xã hội và những vấn đề liên quan
Điều này có nghĩa là Nhà nước sẽ giúp đỡ cho những dự án có liên quan đến nhà ở xã hội và những người thuộc diện chính sách sẽ được mua nhà với mức giá rẻ hơn so với những người mua thông thường.
Những cá nhân được mua nhà ở xã hội?
Áp dụng Luật Nhà ở năm 2014 cho biết, để có thể mua nhà ở xã hội thì các cá nhân cần có đầy đủ hai yếu tố cần và đủ đó là:
Người đó phải thuộc 1 trong số 9 trường hợp:
- Những người thuộc diện có công với cách mạng và được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thuộc diện gia đình nghèo hoặc cận nghèo tại nông thôn với đầy đủ chứng minh minh bạch.
- Thuộc diện gia đình phải chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão lũ, động đất và biến đổi khí hậu.
Những cá nhân được mua nhà ở xã hội
- Thuộc diện người thu nhập thấp, hộ nghèo hay cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thuộc diện là người lao động tại các doanh nghiệp tại khu công nghiệp.
- Thuộc diện cá nhân nằm trong hàng ngũ hệ thống Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Thuộc diện là cán bộ, công nhân viên chức theo quy định.
- Thuộc diện cá nhân phải hoàn trả nhà công vụ nhưng không thuộc danh sách vi phạm pháp luật và không có nhà ở sau khi bàn giao nhà.
- Thuộc diện cá nhân hay gia đình nằm trong danh sách thu hồi đất, giải tỏa hay phá dỡ nhằm thực hiện các dự án.
Các điều kiện cần để tự mua nhà ở xã hội?
Những cá nhân, hộ gia đình được nằm trong danh sách có thể tự mua nhà ở xã hội cần:
Về nhà ở: Chưa có nhà thuộc quyền sở hữu cá nhân, chưa được thuê hay mua nhà ở xã hội và chưa nằm trong danh sách hưởng hỗ trợ. Hoặc thuộc trường hợp diện tích nhà ở với bình quân đầu người trong gia đình không đạt đủ tiêu chuẩn về mức diện tích tối thiểu mà Chính phủ đề ra với những quy định cụ thể.
Về cư trú: Phải có giấy tờ chứng minh liên quan đến hộ khẩu thường trú tại khu vực có chính sách nhà ở xã hội.
Nếu không phải là hộ khẩu thường trú mà thuộc diện đăng ký tạm trú tạm vắng thì phải đăng ký tạm trú ít nhất 1 năm tại khu vực có chính sách về nhà ở xã hội.
Các điều kiện cần để tự mua nhà ở xã hội
Về thu nhập: Những người thuộc diện không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên nhưng nằm trong các trường hợp:
- Thuộc diện có thu nhập thấp, hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo kèm giấy tờ chứng minh thu nhập.
- Thuộc diện lao động tại các khu công nghiệp.
- Thuộc diện nằm trong hệ thống hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Thuộc diện cán bộ công viên chức theo quy định.
- Thuộc diện cá nhân người có công với cách mạng và được hưởng chính sách xã hội.
- Thuộc diện phải hoàn trả nhà công vụ nhưng không vi phạm pháp luật và không có nhà ở trong khu vực sau khi hoàn trả.
- Thuộc diện nằm trong danh sách thu hồi và giải tỏa đề thực hiện các dự án công của Nhà nước.
Tiền sử dụng đất và những vấn đề liên quan
Theo Luật đất đai năm 2013, tại Khoản 21 thuộc Điều 3 thì tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải hoàn trả cho Nhà nước sau khi được giao đất có thu tiền sử dụng và đồng thời cho phép việc chuyển mục đích sử dụng đất cũng như công nhận quyền sử dụng đất.
Tiền sử dụng đất và những vấn đề liên quan
Từ khái niệm cơ bản về tiền sử dụng đất ta có thể tóm lược nghĩa vụ của cá nhân hay tổ chức sử dụng đất và thực hiện khi Nhà nước:
- Giao đất và có thực hiện thu tiền sử dụng
- Cho phép thay đổi và chuyển mục đích sử dụng đối với đất được giao
- Được công nhận hoàn toàn quyền sử dụng đất
Phạm vi áp dụng của tiền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất được mở phạm vi áp dụng với những trường hợp cụ thể sau đây:
- Gia đình và cá nhân.
- Các cơ quan hay tổ chức kinh tế.
- Những cá nhân người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài.
Tiền sử dụng đất được tính tùy theo diện tích đất bàn giao, vào mục đích mà người được bàn giao sử dụng đất và giá đất trên thị trường và thời điểm thu tiền sử dụng đất. Với những trường hợp cụ thể sẽ có cách tính tiền sử dụng đất tương ứng.
Bên cạnh đó có những trường hợp được miễn việc phải đóng tiền sử dụng đất được đề ra tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP nhưng thuộc vào các đối tượng cụ thể.
Khi mua lại nhà ở xã hội có phải đóng tiền sử dụng đất hay không?
Đây là một câu hỏi liên quan đến hai vấn đề mà chúng tôi đề cập ở trên đó là vấn đề nhà ở xã hội và tiền sử dụng đất. Theo Bộ Xây dựng, vấn đề này sẽ được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh dựa vào các quy định theo Luật trong Hiến pháp và các quy định liên quan nhằm thỏa đáng những trường hợp được đề cập tới trong hoàn cảnh này. Cụ thể như sau:
Khoản 4 thuộc Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP
Nghị Định này được đưa ra vào ngày 20/10/2015 theo quy định của Chính phủ về vấn đề phát triển và quản lý liên quan đến nhà ở xã hội. Theo đó, mục này nêu cụ thể như sau:
- Bắt đầu từ thời điểm những người mua hay thuê những nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật có toàn quyền được bàn giao hay thế chấp lại cho những cá nhân, tổ chức, cơ quan có nhu cầu sử dụng thì ngoài việc phải thanh toán những khoản phí liên quan trong quá trình hoàn thành hợp đồng và bàn giao nhà theo quy định của pháp luật Việt Nam, bên bàn giao (bên bán) phải trao trả 50% tiền sử dụng đất được phân cho căn hộ đó cho Nhà nước.
Khoản 4 thuộc Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP
- Tuy nhiên trong trường hợp nhà ở xã hội bàn giao là nhà thấp tầng và liền kề thì bên bàn giao nhà ở xã hội phải nộp hoàn toàn đầy đủ 100% tiền sử dụng đất với cách tính dựa vào giá đất tại thời điểm bàn giao theo quy định của Luật Nhà ở Việt Nam trong Hiến pháp.
Khoản 5 thuộc Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP
Theo quy định tại khoản này cho nhằm trả lời cho câu hỏi khi mua lại nhà ở xã hội có phải trả tiền sử dụng đất đối với căn hộ hay nhà ở xã hội mà mình đã mua lại theo nhu cầu hay không thì có quy định như sau:
- Trong trường hợp chưa đủ 5 năm kể từ thời điểm bên thuê mua hay bên mua trả đầy đủ các khoản mua hay thuê nhà ở xã hội, nếu như có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội cho những bên mua có nhu cầu khác liên quan thì chỉ được bán lại cho Nhà nước (nếu là nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư) hoặc có thể bàn giao, thế chấp cho các chỉ đầu tư các dự án liên quan đến nhà ở xã hội (nếu như nhà ở xã hội hiện tại được đầu tư và xây dựng sử dụng nguồn vốn không nằm trong Ngân sách Nhà nước).
Và có thể bán lại nhà xã hội đó cho những cá nhân thuộc diện được thuê hay mua nhà ở xã hội theo quy định Điều 49 Luật Nhà ở nhưng với giá bán tối đa bằng với giá thị trường của những nhà ở xã hội cùng loại trong khu vực và không phải đóng thuế thu nhập cá nhân thường xuyên.
Khoản 6 thuộc Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP
Theo đó, để hoàn thành hợp đồng giao bán nhà ở xã hội đối với những cá nhân đã thuê mua hay mua nhà ở xã hội cho những bên có nhu cầu liên quan nhà ở xã hội thì mục này nêu rõ:
- Đối với tất cả các dự án liên quan đến nhà ở xã hội chỉ đầu tư xây dựng để cho thuê thì chủ đầu tư chỉ được phép bàn giao hay thế chấp nhà ở xã hội sau tối thiểu 10 năm kể từ thời điểm hoàn thành bàn giao cho thuê và nhất định chỉ được bán lại cho những cá nhân thuộc trường hợp được quy định tại Điều 49 liên quan tại Luật Nhà ở nêu ra trong Hiến pháp Việt Nam.
Một số điểm cần lưu ý khi mua lại nhà ở xã hội
Trên đây là những thông tin liên quan đến nhà ở xã hội và các cách tính khoản thu đối với tiền sử dụng đất đối với các dự án liên quan đến nhà ở xã hội. Cần chắc chắn những điều như sau:
- Những người mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội trước khi bàn giao cho những bên khác có nhu cầu thì phải thuộc diện những trường hợp được hỗ trợ bởi các chính sách của Nhà nước liên quan đến nhà ở xã hội theo đúng quy định tại Điều 49 thuộc Luật Nhà ở. Nếu không sẽ vi phạm vào quyền sử dụng nhà ở xã hội và bàn giao một cách trái pháp luật.
Một số điểm cần lưu ý khi mua lại nhà ở xã hội
- Những người bán lại nhà ở xã hội phải đảm bảo kỳ hạn được phép bàn giao lại hay thế chấp nhà ở xã hội và phạm vi áp dụng tính hoàn trả tiền sử dụng nhà ở xã hội đối với trường hợp cụ thể.
Trên đây là câu trả lời cho việc liệu khi mua lại nhà ở xã hội có phải trả tiền sử dụng đất hay không theo các quy định được nêu ra liên quan đến chính sách và hỗ trợ nhà ở xã hội trong các quy định liên quan trong quy định của pháp luật hay cụ thể là Luật Nhà ở trong Hiến pháp. Mong rằng đã phần nào giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của xaydungxhome.vn nhé!