Bạn đang có nhu cầu chuyển nhượng đất nông nghiệp cho người khác. Nhưng lại không biết làm thế nào để không bị vi phạm pháp luật. Cũng như lập hợp đồng chuyển nhượng ra sao để có giá trị pháp lý. Trong bài viết này, hãy cùng Bất động sản Express khám phá hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp mới nhất nhé!

Thế nào là hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp?

Hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp hay còn được hiểu là hợp đồng mua bán đất nông nghiệp. Là mẫu văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp do chính phủ ban hành. Khi mà cá nhân, hộ gia đình mong muốn mua bán, chuyển nhượng đất của mình cho cá nhân, tổ chức khác.

Thế nào là hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp?

Thế nào là hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp?

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp đồng dân sự có tính chất đặc thù. Bởi đây là việc lưu thông một tư liệu sản xuất, đó là đất đai. Tại hợp đồng chuyển nhượng quyền, chỉ được phép chuyển nhượng cho nhau từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chủ thể nhận quyền đất loại nào thì bắt buộc phải sử dụng đúng mục đích của loại đất đó. Tuy nhiên, không hạn chế việc chuyển nhượng quyền với các loại đất khác nhau.

Hợp đồng chuyển nhượng được căn cứ theo luật đất đai và do chính phủ ban hành. Hợp đồng chỉ hợp pháp khi công chứng tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có hiệu lực từ ngày đăng ký.

Chủ thể quyền sử dụng đất

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là hình thức đơn giản nhất trong các hình thức chuyển quyền. Được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng. Nhằm để các bên chuyển giao đất cũng như quyền sử dụng đất cho nhau. Các bên tham gia hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm: bên chuyển quyền và bên nhận quyền.

Cá nhân, hộ gia đình chính là chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu được quy định ở luật đất đai và luật dân sự. Đối với các chủ thể khác không liên quan thì không có quyền trao đổi đất.

Hình thức và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

Hinh thức của hợp đồng

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng phải là văn bản. Có thể chứng thực, công chứng theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng. Việc chuyển nhượng phải đăng ký và làm thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền về đất đai. Căn cứ pháp lý để xác định các bên đã tham gia hợp đồng chính là hình thức của hợp đồng.

Nội dung của hợp đồng

Pháp luật quy định nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đảm bảo được các yếu tố sau đây:

  • Họ và tên, địa chỉ của các bên tham gia hợp đồng chuyển nhượng
  • Nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia chuyển nhượng
  • Diện tích, phân loại, hạng, vị trí, số hiệu, ranh giới, tình trạng của đất.
  • Thời gian chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng và thời hạn sử dụng đất còn lại của bên được chuyển nhượng
  • Giá trị chênh lệch sử dụng đất nếu có
  • Quyền lợi của người thứ ba đối với đất được chuyển nhượng
  • Nếu vi phạm hợp đồng thì trách nhiệm của mỗi bên như thế nào.

Điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp

Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định, người sử dụng đất được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trừ trường hợp được nhận thừa kế và trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 186
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên
  • Đất đang trong thời hạn sử dụng
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đất đai. Thời điểm đăng ký vào sổ địa chính là thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Điều 191 Luật đất đai 2013, không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với:

  • Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cộng đồng dân cư, tôn giáo, người Việt định cư nước ngoài. Hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng nếu pháp luật không cho phép.
  • Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, trồng lúa của cá nhân, hộ gia đình. Trừ trường hợp được chuyển đổi mục đích sử dụng đất kế hoạch, quy hoạch đã được Nhà nước phê duyệt.
  • Không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa với trường hợp cá nhân, hộ gia đình không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
  • Nếu không sinh sống ở khu vực rừng phòng hộ, bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng. Cá nhân, hộ gia đình sẽ không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở khu vực ấy.

Không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu không đáp ứng đủ yêu cầu tại Điều 188. Hoặc thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 191 Luật đất đai 2013.

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mới nhất

Một số chú ý

  • Cần chú ý điền chính xác và đầy đủ thông tin cá nhân của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
  • Đảm bảo chính xác thông tin về thửa đất và các nội dung thỏa thuận về giá, phương thức thanh toán.
  • Tuân thủ quy định luật dân sự, quy định của pháp luật về đất đai

Trên đây, Bất động sản Express đã cung cấp cho bạn đọc mẫu hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp mới nhất. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã nắm bắt được những thông tin cụ thể nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ 0886 68 68 98 để được tư vấn trực tiếp.