Hiện nay với dạng nhà đúc giả được xuất hiện khá phổ biến tại thị trường và được nhiều khách hàng ưa chọn. Bên cạnh đó lại không ít số người thắc mắc rằng nhà đúc giả có bền không? Chúng được sử dụng có giống như loại đúc thật không? Ưu điểm nổi bật của loại đúc giả này là gì tại sao được ưa dùng như vậy? Tất cả các vấn đề sẽ được giải đáp qua bài biết dưới đây một cách rõ ràng nhất.
Định nghĩa về nhà đúc giả là gì?
Dân gian ta hay thường xây dựng kiểu nhà đúc giả hay còn được gọi với cái tên nhà đúc giả bê tông. Một kiểu nhà sàn với hệ thống cột và tường từ gạch dầm sẽ chịu lực kết hợp chung với khung sắt hình hoặc loại sắt hợp. Hệ thống sàn nhà được sử dụng chỉ từ lớp sắt hoặc đơn giản là miếng gỗ. Tiếp đến chỉ cần đổ bê tông một lớp mỏng lên bên trên là có được căn nhà đúc giả.
Với từ chuyên môn của trong ngành xây dựng thì họ dùng từ đúc giả nhưng trong các sách vở hoặc quy chuẩn của pháp luật quy định việc xây dựng thì không xuất hiện từ đó. Dạng sàn nhà đúc giả đơn giản là một dạng sàn được gắn gỗ như loại nhà cấp 4 sau đó lót gạch lên phía trên.
Cấu tạo của dạng nhà đúc giả
Dạng 1: Được thiết kế dựa trên một khung sắt lớn để chịu lực có thể là dầm (xà gồ), với loại thép dạng hộp kích thước 5x10 cm, độ dài 40-50cm. Phần gác sẽ được tác động trực tiếp lên phần dầm hoặc tường nhà. Tiếp đến trải một lớp tôn lên ngay trên cả khung sắt lớn rồi đan sắt loại phi 6. Ngoài ra có thể dùng lớp lưới thép để kết nối với hệ sàn rồi trán qua một lớp xi măng hoặc đá mi bê tông độ dày 5cm trên phần mái tôn rồi mới được lát gạch.
Dạng 2: Có phần tương tự như dạng 1 nhưng điểm khác sẽ dùng miếng xi măng Cemboard để thay thế cho lớp tôn. Sử dụng thêm phần lưới thép và kèm thêm lớp xi măng hồ tráng mỏng tầm 3cm thì có thể trực tiếp lát gạch mà không cần đổ thêm bê tông vào.
Cấu tạo của loại nhà đúc giả hiện nay như thế nào?
Các nhược điểm cho việc xây dựng nhà đúc giả
Đồng thời để có thể nói nhà đúc giả có bền không thì sẽ phải giải thích ra cụ thể những nhược điểm như sau:
- Do khi xây dựng nhà đúc giả thì phần lực chịu trên sàn chính là bức tường nhà chứ không phải các trụ cột bê tông của nhà. Do đó mà các thanh dầm giả đúc gác lên trên cái thanh dầm giằng phía dọc trên tường sẽ phải chịu lực phân chia đồng đều để tránh việc các bức tường nứt.
- Sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thi công chẳng hạn không thể thay đổi được các dạng thiết kế vì mẫu mã đã được cố định sẵn.
- Do có nhiều các đường nét, góc cạnh ẩn khuất nên các góc sàn đặt cố định khó có thể uốn cong hoặc cắt bớt đi một cách tuỳ chọn.
- Đến lúc xây đến phần đổ độ cao cho sàn thì phải cần đổ thêm bê tông cốt thép cho đà giằng tầm 100x200. Mục đích để giằng các vị trí đầu tường và làm phẳng bề mặt gác xà gồ. Bởi vì nếu không đổ đá thì khi xây loại gác xà gồ sẽ khiến tải trọng tập trung không đều dẫn đến tường sẽ bị nứt nhanh chóng.
Các ưu điểm cho việc xây dựng nhà đúc giả
Do vậy để khẳng định câu trả lời là có, cho câu hỏi nhà đúc giả có bền không thì sẽ bao gồm các ưu điểm như sau:
Thứ nhất: các chi phí khi tiến hành việc xây dựng đúc giả sẽ có chi phí thấp hơn nhiều so với việc đúc thật.
Ngày trước các căn nhà đều chọn phương pháp sử dụng sắt thép tạo nên các khung rồi mới đổ xi măng lên tạo thành khối bê tông dày. Ngày nay với giải pháp đúc giả sẽ khiến cho chi phi giảm bớt về tiền mua các vật liệu thép. Còn giúp cho sàn nhà trở nên nhẹ hơn, mọi người thường dùng loại tấm smartboard thái lan để làm vật liệu chính hiện nay.
Việc dùng miếng Smartboard này sẽ giúp người dùng giảm hẳn 25-35% vì mỗi miếng smartboard này chỉ tầm giá 200- 700 nghìn đồng. Được đánh giá là phương pháp tối ưu để xây dựng nhà cấp 4 ít chi phí sử dụng tại nông thôn thì khá hợp lý.
Kiểu dáng thiết kế đơn giản của nhà đúc cấp 4 với chi phí tiết kiệm
Thứ hai: Khi sử dụng miếng smartboard Thái lan bạn sẽ có được một chất lượng khá tương đương với dạng nhà đúc thật
- Tạo nên một căn nhà giống căn nhà truyền thống
- Che chắn được các hệ thống điện
- Với dạng sàn này có thể tuỳ chọn thiết kế hình để tạo độ phẳng. Còn về tuổi thọ sàn vẫn sẽ tương đương nhà đúc truyền thống vì dạng smartboard này đã thiết kế chống mối mọt, chống thấm nước, chống xảy ra cháy nổ…
- Khả năng chịu lực khá tốt và có thể đàn hồi tốt
- Có trọng lượng khá nhẹ nên sẽ đảm bảo được an toàn cho hệ thống móng nhà
- Giúp căn nhà có được nhiều không gian rộng rãi hơn
- Được cấu tạo giữa sợi gỗ tự nhiên kết hợp với xi măng nên có thể tạo được khả năng cách âm và giảm được nhiệt độ nóng.
- Tạo nên sự đa dạng đủ loại cho nhu cầu của khách hàng.
- Với các thành phần cấu nên là vật liệu xanh nên có thể giúp thân thiện với môi trường hơn là các nguyên vật liệu đúc truyền thống.
Vậy có nên làm nhà đúc giả không?
Sau câu hỏi nhà đúc giả có bền không thì sẽ là có nên xây không? Với nhiều tính năng nổi bật do đó chắc hẳn khi bạn tham khảo phần trên cũng đã có biết được câu trả lời. Dựa trên các phân tích của chuyên gia đưa ra thì nên thiết kế nhà đúc giả trong các trường hợp dưới đây:
- Chủ nhà muốn thay đổi ngôi nhà cao tầng của mình, muốn tạo thêm tầng nhưng không muốn tác động lực quá nhiều lên móng.
- Phù hợp với các căn nhà đang dự tính xây thêm gác hoặc các căn nhà đang có móng yếu, không chắc thì nhà đúc thật sự là phương pháp hoàn hảo nhất. Có thể giúp cho căn nhà bạn có thêm không gian rộng rãi hơn và đảm bảo được chất lượng cho căn nhà.
- Muốn xây dựng một căn nhà phố nhưng chỉ với khu đất hẹp và muốn mở rộng không gian.
- Các dạng nhà như trọ, xưởng, kho đồ, sàn nhà, cà phê nhỏ hoặc sân khấu.
Sử dụng nhà đúc giả có bền không?
Các mẫu công trình thiết kế nhà đúc giả hiện nay tham khảo
Mẫu nhà đúc giả tạo gác lửng và sàn nhà tiện ích
Mẫu nhà đúc hiện đại và đầy đủ các tiện nghi
Tham khảo nhà đơn giản và gác lửng giúp mở rộng diện tích
Qua bài viết trên đây bạn có thể rút ra được nhiều thông tin để trả lời cho câu hỏi nhà đúc giả có bền không. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có biết thêm nhiều kiến thức về loại nhà đúc giả hoặc có thể sử dụng để xây dựng căn nhà của bạn một cách hợp lý nhất.