Kiến trúc High Tech ra đời vào những năm 1970. Sự ra đời này đánh dấu một bước phát triển vượt trội của nền công nghệ cao. Vậy thực chất lối kiến trúc này là gì? Xu hướng mà chúng muốn hướng tới? Liệu High Tech có phải là xu hướng kiến trúc ở tương lai?... Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài viết để có thể trả lời hết những câu hỏi có liên quan đến lối kiến trúc độc đáo này.
Kiến trúc High Tech là gì?
Kiến trúc High Tech là một lối kiến trúc chủ yếu sử dụng kỹ thuật mối lối để kết hợp lại một cách hợp lý. Người ta đánh giá đây là một loại kỹ thuật theo phong cách cực đoan. Nói một cách chính xác thì đây là kiến trúc ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao của nhân loại. Ngoài ra chúng còn được kết hợp và tham khảo thêm nhiều kiểu kiến trúc của những trường phái khác.
Chính vì điều này mà nhiều người cho rằng High -Tech là một kiểu của chủ nghĩa vi tính. Tuy nhiên, nếu tìm kỹ thì họ vẫn thấy rằng chúng vẫn gắn bó với phong cách truyền thống.
Kiến trúc High Tech là gì?
Đứng trên góc độ của những nhà phân tích thì người ta nhận định rằng: Nền tảng của kiến trúc phương Tây có lẽ xuất phát từ những thay đổi của lối kiến trúc Âu – Mỹ vào những năm 1975 – 1980. Chính điều này cũng thúc đẩy họ tìm ra một lối kiến trúc mới phù hợp hơn, tiên tiến hơn.
Thực tế, kiến trúc High Tech thực sự bắt nguồn từ nước Anh vào những năm 60. Đây là ý tưởng của một nhóm kiến trúc có tên là Archigram đề xuất. Tuy nhiên, do trình độ ở thời điểm hiện tại không thể hiện thực hóa các ý tưởng của họ.
Sau đó, High-Tech mới thực sự nở rộ tử năm 1970 ở một số nước có ngành xây dựng phát triển như: Pháp, Đức, Mỹ, Hồng Kông, Nhật… Với sự sáng tạo vô tận của kỹ thuật công nghệ cao đã cho ra đời rất nhiều công trình có lối kiến trúc độc đáo này.
Theo nhận định của các kiến trúc sư High-Tech thì trường phái này đang có xu hướng nở rộ tại những nước đang phát triển. Nhưng triển vọng mà họ tiếp cận khả năng cao lại là kiến trúc Low-Tech.
Điều đặc biệt nữa trong kiến trúc High-Tech không chỉ nằm ở kết cấu các công trình xây dựng mà chúng còn đặc biệt ở cả phong cách thiết kế nội thất. Phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ giúp bạn chỉ ra những điều đặc biệt đó.
Phong cách thiết kế nội thất High-Tech có gì đặc biệt.
Để có thể tóm tắt hết những đặc điểm của thiết kế nội thất High-Tech bằng một từ ngữ có lẽ là rất khó. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ giúp bạn chỉ ra 5 sự đặc biệt trong loại kiến trúc này. Cụ thể là:
High-Tech đặc biệt ở sự tối giản.
Đại đa số các căn hộ được thiết kế theo kiến trúc High-Tech đều rất đơn giản, tối giản nhưng lại vô cùng tinh tế. Các món đồ trang trí không nhiều nhưng chúng lại gây ấn tượng rất mạnh bởi những đường nét, họa tiết mà chúng mang đến cho tác phẩm. Chúng khác xa với sự cầu kỳ như phong cách tân cổ điển và cổ điển.
Nội thất High-Tech đặc biệt ở sự tối giản
High-Tech đơn giản hóa về màu sắc nhưng lại đa dạng về đường nét.
Đây là điều mà có lẽ ai cũng nhận thấy ở nội thất High-Tech. Bởi màu sắc mà phong cách này lựa chọn rất đơn giản, mộc mạc và nguyên thủy. Đa phần các kiến trúc sư chỉ sử dụng màu đen, xám hoặc màu trắng làm chủ đạo. Chính điều này đã toát nên được vẻ đẹp, sự tinh tế mà phong cách khác không có được.
High-Tech ưu thích những loại vật liệu phẳng và thẳng.
Bởi tất cả các vật liệu mà High-Tech lựa chọn đều là kính, đá, kim loại, vật liệu mới và những vật liệu nhân tạo thân thiện với môi trường… Xét về cấu tạo thì chúng có điểm chúng có điểm chung đó là: Thẳng, phẳng, dứt khoát, mạnh mẽ và hiện đại.
Nội thất High-Tech ưu thích những loại vật liệu phẳng và thẳng
High-Tech thích sự đơn giản nhưng kỹ thuật tiên tiến và hiện đại.
So với phong cách nội thất cổ điển và tân cổ điển có lẽ nội thất High-Tech đã thổi đến một làn gió mới cho ngành kiến trúc của thế giới. Tất cả những chi tiết trong và bên ngoài của 1 “tác phẩm” đều rất đơn giản. Chúng ta sẽ không nhìn thấy những đường cong, uốn lượn trong lối thiết kế này. Nhưng chúng lại đem đến sự tinh tế và một gu thẩm mỹ hoàn toàn khác.
High-Tech yêu thích sự tiện nghi.
Đa số các món đồ có trong nội thất High-Tech đều có mục đích sử dụng. Chúng không chỉ là vật trang trí mà còn là một vật dụng cần thiết để con người sử dụng. Đặc biệt những thiết bị đó đều là những vật dụng thông minh.
Một số kiệt tuyệt tác của kiến trúc High-Tech
KTS Richard Rogers, Michael và Patty Hopkins, Norman Foster, Renzo Piano và Nicholas Grimshaw là những kiến trúc sư hàng đầu thế giới đi tiên phong trong kiến trúc High-Tech. Đây là một phong cách kiến trúc chủ đạo ở thế kỷ XX
Để thấy được sự tiên tiến cũng như tính ưu việt của loại kiến trúc này có lẽ chúng ta sẽ điểm mặt, chỉ tên một số công trình có ý nghĩa nhất trong lịch sử về kiến trúc xây dựng. Cụ thể như:
Trung tâm phân phối Renault tại Anh.
Đây là tác phẩm nghệ thuật của kiến trúc sư Foster Associates (1982). Đây là một trong những công trình độc đáo thiết kế theo lối kiến trúc High-Tech. Với diện tích là 25.000m2, trung tâm Phân phối Renault đã trở thành điểm phân phối xe hơi nổi tiếng của nước Pháp. Điểm nhấn của công trình là 59 cột màu vàng tươi, là những cột dầm thép hình cung được dùng để đỡ toàn bộ khung mái.
Trung tâm phân phối Renault tại Anh
Reliance Controls
Reliance Controls là công trình đầu tiên cũng như cuối cùng của bộ tứ quyền lực của Team 4. Thực chất Reliance Controls là một kho hàng được thiết kế như một hình chữ nhật với kết cấu có thể nhìn thấy từ bên ngoài. Còn bên trong chỉ gồm nhà bếp, nhà vệ sinh, buồng máy. Mục đích của lối kiến trúc này là giúp cho việc tái cơ cấu được diễn ra dễ dàng hơn.
Centre Pompidou
Tác phẩm này do 2 kiến trúc sư kiến tạo đó là Renzo Piano và Richard Rogers vào năm 1977. Đây là một phòng chứa nghệ thuật khá độc đáo bởi điểm nhấn của chúng là cực kỳ linh động.
Đùng như câu miêu tả của KTS Renzo Piano, ông cho rằng Centre Pompidou như “tàu không gian khổng lồ, hạ cánh bất ngờ xuống trung tâm thành phố Paris”. Có lẽ ai đến với Centre Pompidou cũng bất ngờ về cấu trúc và phần ngoại thất của chúng.
Tòa nhà HSBC
Tòa nhà HSBC được thiết kế bởi Foster Associates vào năm 1979. Đây là trụ sở làm việc của tập đoàn HSBC. Thực chất chúng là một tòa nhà cao chọc trời với 44 tầng. Thực chất thì mục đích chính của họ là muốn tòa nhà trở thành một “trụ sở ngân hàng tốt nhất trên thế giới”.
Khu Grand Union Walk và Siêu thị Sainsbury’s
Được thiết kế bởi Grimshaw vào năm 1988. Với siêu thị Sainsbury’s chúng sẽ nhận thấy điểm độc đáo nằm ở bộ khung xương bằng thép với kiến trúc mở và chúng thực sự không có cột để nâng đỡ. Mục đích là tận dụng tối đa không gian mà họ có để phục vụ cho mục đích kinh doanh.
Siêu thị Sainsbury’s
Còn khu phức hợp Grand Union, đây là một dãy những nhà liền kề thuộc một trong những dãy nhà của chung cư High-Tech. Tên của khu phức hợp này cũng lấy theo tên của một kênh đào ở gần đó.
Ngoài những công trình nổi tiếng trên, thế giới còn ghi nhận rất nhiều những công trình khác cũng rất độc đáo không kém. Ví dụ như: Portcullis House, Sân bay Kansai, Tòa nhà Lloyd, Tòa nhà Willis Faber & Dumas, Sân bay Stansted… Mỗi một công trình có những nét độc đáo riêng của kiến trúc High-Tech.
Có lẽ, đến đây độc giả đã hiểu rất rõ về kiến trúc High-Tech. Từ lịch sử ra đời đến phong cách thiết kế của lối kiến trúc này. Hy vọng đây sẽ là nguồn tư liệu bổ ích có thể giúp ích được bạn ở cả hiện thực và tương lai.