CBRE vừa công bố nhận định về thị trường bất động sản công nghiệp với dự báo tiềm năng cho các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển.
Đơn vị này cho biết tại các nước Trung Quốc và Thái Lan, các khu kinh tế, khu công nghiệp có vị trí gần biển luôn có nhu cầu đầu tư rất lớn và duy trì được mức giá và tỉ lệ lấp đầy vượt trội. Các khu vực ven biển của Việt Nam dự kiến sẽ chứng kiến xu hướng tương tự, đón nhận thêm nhiều như cầu đầu tư từ cả doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất lẫn các tập đoàn đa quốc gia.
Các tỉnh ven biển Việt Nam đã và đang tận dụng những tiềm lực sẵn có để phát triển nền công nghiệp
Theo xu thế này, các tỉnh ven biển Việt Nam đã và đang tận dụng những tiềm lực sẵn có để phát triển nền công nghiệp. So sánh giữa các tỉnh phía Bắc, Hải Phòng và Quảng Ninh còn nhiều quỹ đất để phát triển công nghiệp.
Trong đó, Hải Phòng được xem là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất Việt Nam với các dự án công nghiệp trọng điểm như DEEP C Hải Phòng II và III và các khu công nghiệp mới của Vinhomes. Còn Quảng Ninh gần đây nổi lên như một tỉnh công nghiệp ven biển. Nơi vày dự kiến sẽ cung cấp thêm một lượng lớn quỹ đất công nghiệp trong tương lai, với hai Khu Kinh Tế khu kinh tế Quảng Yên và Vân Đồn.
Để thu hút đầu tư, Quảng Ninh đang ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến và chế tạo. Đối với các nhà đầu tư thứ cấp được áp dụng mức ưu đãi thuế Doanh nghiệp cao nhất tại các khu kinh tế và được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề ngắn hạn cho người lao động trong 02 năm đầu kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Đối với chủ đầu tư hạ tầng Khu Công Nghiệp, tỉ lệ tiền thuê đất ở mức thấp nhất trong 5 năm sẽ được áp dụng và được hỗ trợ ứng trước 30% chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ 30% tổng mức đầu tư hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp (tối đa 30 tỷ đồng) sau khi đã hoàn thành xây dựng.
Tỉnh Quảng Ninh cũng đang tập trung phát triển cơ sở hạ tầng như gấp rút hoàn thiện đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái, giảm thiểu thời gian đi đến cửa khẩu Trung Quốc từ 2 tiếng còn 50 phút, dự kiến hoàn thiện vào năm 2021. Các tuyến cao tốc kết nối giữa Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các Cảng Biển chính và sân bay quốc tế đều đã đi vào hoạt động.
Ngoài ra, CBRE cũng cho biết trong báo cáo, dịch bệnh Covid và căng thẳng thương mại đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam là một trong những điểm đến thu hút các nhà đầu tư của các công ty có dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, xu hướng này đang bị gián đoạn do cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ, chính quyền Biden dự kiến sẽ có những thay đổi mạnh về chính sách kinh tế, như giảm căng thẳng với Trung Quốc và tái gia nhập CPTPP.
“Trao đổi với một số các công ty quan tâm đến việc dịch chuyển sang Việt Nam, các nhà đầu tư đang chờ đợi để xác định chính sách của Mỹ dưới thời tân tổng thống để có các bước đi phù hợp”, CBRE cho biết.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: