Theo The Diplomat, bên cạnh đại dịch, một trong những mối lo ngại chính của Australia trong năm qua là tìm cách đa dạng hoá nền kinh tế quốc gia này. Từ lâu, Australia đã lo ngại về vấn đề phụ thuộc mạnh mẽ vào Trung Quốc. Đến năm 2020, mối lo này đã trở nên ngày càng rõ hơn bao giờ hết.
Song, một thị trường có quy mô lớn như Trung Quốc gần như sẽ không thể bị thay thế nhanh chóng. Với hi vọng giảm bớt sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, Ấn Độ đã mở cửa thị trường xuất khẩu sang Australia, chủ yếu ở Canberra. Tuy nhiên, các yếu tố như văn hoá, chính trị của Ấn Độ sẽ hạn chế khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp Australia với thị trường này. Điển hình như thịt bò Úc sẽ không thể được vận chuyển từ các kệ hàng Trung Quốc sang Ấn Độ.
Báo cáo mới đây của Hiệp hội châu Á Australia và Trung tâm Nghiên cứu APEC đã xác định một nền kinh tế châu Á mới nổi khác có khả năng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Australia: Việt Nam.
Mặc dù dân số Việt Nam không đông như Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng việc chuyển đổi cơ cấu trong vài thập kỷ qua, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hỗn hợp với sự tham gia của quốc tế đã giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế, cũng như tăng đáng kể mức sống của người dân.
Việc tái cơ cấu này đã mang lại một số cơ hội gia tăng cho các doanh nghiệp Australia. Năm 1990, thương mại hai chiều giữa hai nước là 32,3 triệu USD, nhưng đến năm 2019, con số này đã tăng lên khoảng 11,8 tỷ USD. Mặc dù thấp hơn nhiều so với giá trị 252 tỷ USD thương mại hai chiều giữa Australia và Trung Quốc, nhưng báo cáo cũng chỉ ra những lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng hơn nữa đối với thương mại của Australia với Việt Nam.
Khác với 3 đối tác thương mại châu Á chính của Australia: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam có dân số ngày càng tăng, dự kiến sẽ tăng từ 98 triệu lên 120 triệu người vào năm 2050. Bên cạnh đó, cộng đồng 300.000 người Việt Nam tại Australia có thể cung cấp các liên kết vững chắc và văn hóa để tận dụng các cơ hội thị trường mới nổi.
Mặc dù Australia và Việt Nam chưa có hiệp định thương mại tự do song phương, nhưng hiện nay đã có một số hiệp định khu vực mà cả hai nước đều tham gia: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được ký kết gần đây và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN Australia - New Zealand (AANZFTA).
Theo báo cáo, cơ hội tăng trưởng cho xuất khẩu của Australia chủ yếu nhờ mở rộng thương mại của Australia và Việt Nam hiện nay. Các mặt hàng Australia chủ yếu xuất khẩu sang Việt Nam bao gồm: than, quặng sắt, bông, thịt sống và chế biến, sắt vụn, lúa mì, nhôm, đồng, kẽm, trái cây và các loại hạt, và mỗi mặt hàng đều có tiềm năng tăng trưởng lớn về khối lượng.
Nhìn chung, việc hợp tác với các nền kinh tế châu Á là một chiến lược thông minh và thành công của Australia. Đồng thời, việc hình thành mối quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam cần được coi là một ưu tiên của Australia.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: