Một trong những nét độc đáo trong lối kiến trúc của phố cổ Hội An đó chính là các nhà thờ tộc, nơi mà các thế hệ con cháu đời sau tưởng nhớ đến công đức của tổ tiên.
Mặt bằng cơ bản của loại hình kiến trúc này chỉ có duy nhất một căn nhà chính cùng với ba hoặc năm gian ở hai chái. Sự khác biệt của nhà thờ tộc so với các loại nhà bình thường khác là về nội thất bên trong của căn nhà, bàn thờ được bố trí ở cả ba gian chính.
Nhìn chung, loại hình nhà thờ tộc này tuy có sự khác nhau về lịch sử hình thành và niên đại xây dựng nhưng hầu hết đều là hiện trạng của các công trình này đều được tái tạo vào khoảng thế kỷ 19.
Bạn có thể đến để thăm quan một số nhà thờ tộc khi đến du lịch tại phố cổ Hội An như: Nhà thờ tộc Trần, Nhà thờ Tộc Trương,… để có thể ngắm nhìn các kiến trúc trang trọng hay khám phá các phong tục tập tục tập quán, thờ phụng của người Hội An xưa và nay tại các ngôi nhà thờ tộc họ.
Nhà thờ Tộc Trần
Tọa lạc tại số 21 Lê Lợi, Khu phố cổ Hội An, Quảng Nam. Diện tích của nhà thờ là 1500m2, có sức chứa khoảng 100 người. Nơi đây đón tiếp tất cả các du khách cả trong và ngoài nước.
Cách đây 200 năm, cụ Trần Tứ Nhạc là một vị quan vô cùng thông minh, rất được vua Gia Long tin dùng. Cuối năm 1802 nhà vua đã cử ông và một số người khác đi sứ sang bên Trung Quốc. Trước khi đi ông đã cho xây dựng nhà thờ tộc họ Trần để cho con cháu mai sau có thể cùng nhau tụ họp và cũng để báo hiếu tổ tiên.
Nhà thờ cổ tộc họ Trần là bản gốc nhà thờ tộc của người Việt từ ngàn đời xưa vẫn còn nguyên vẹn hình thể lối kiến trúc cổ. Thoạt nhìn thì ngôi nhà cũng giống như nhiều ngôi nhà khác trong khu phố cổ, nhưng vẫn có những sự khác biệt.
Được làm bằng vật liệu gỗ, có rèm chạm sát với mái. Cũng được lợp mái ngói âm dương xỉn màu. Những cánh cửa bằng gỗ được thiết kế theo dưới tấm, trên song, liên kết với nhau, che chắn cho toàn bộ khu vực phía trước của ngôi nhà. Hệ thống đỡ ba mái ngói là ba hệ thống rường kèo mang phong cách của ba nước: Hoa, Nhật, Việt. Ở phía trên là ba cây đỡ dọc tượng trưng cho Kim; Mộc; Thuỷ; Hoả; Thổ, ba cây nằm ngang là ba đường chỉ tay được tượng trưng cho Thiên; Địa; Nhân.
Nhà thờ tộc họ Trần có kết cấu khá giản dị như một nhà ở. Gian thờ cúng ở chính giữa, lớn nhất có ba cửa. Hai cửa dành cho nam, nữ tộc. Cửa chính ở giữa, dành riêng cho ông bà và chỉ được mở trong những dịp lễ hội,ngày tết.
Đặc biệt ở gian giữa phòng khách và gian thờ cúng có một ngạch cửa dùng như là một chướng ngại vật, nhắc nhở cho mọi người khi vào bên trong đều phải cúi đầu làm lễ.
Phía sau ngôi nhà là mảnh vườn nhỏ khoảng 20 m2 với mô đất cao hơn so với nền, là nơi để ”chôn nhau cắt rốn” của dòng họ. Tất cả đều được xây dựng một cách hài hòa, tuân thủ theo đúng phép phong thủy nghiêm ngặt của dong tộc.
Hằng năm, vào một ngày định kỳ, tất cả bà con trong dòng họ Trần đều tụ tập tại nhà thờ tộc, cùng nhau hương khói để tỏ lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên. Sự gặp gỡ hằng năm như vậy cũng giúp mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ trở nên sâu sắc hơn. Vì với thời gian, con cháu trong tộc sẽ ngày càng đông hơn, chính vì vậy sự củng cố nhà thờ càng thêm cần thiết.
Nhà thờ Tộc họ Trương
Tọa lạc tại số 69/1 đường Phan Chu Trinh, Khu phố cổ Hội An, Quảng Nam. Di tích được UNESCO công nhận vào năm 2004 và nhà thờ hiện nay đã có 160 năm tuổi.
Vào giữa thế kỉ 18, ngài Trương Mậu Viễn có hiệu Tương Lợi, là thuỷ tổ tộc Trương, người xã Cảnh Khanh, Nhị Đô, huyện Chiếu An, phủ Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Do không muốn sinh sống cùng với triều đại Mãn Thanh nên đã sang thuần phục Chúa Nguyễn và quyết định định cư tại làng Minh Hương, Hội An.
Vào năm 1840, Ngài đệ tam thế tổ Trương Chí Cẩn với hiệu là Hữu Văn, ông là Binh bộ chủ sự dưới triều vua Minh Mạng, đã đặt viên đá đầu tiên vào lúc 5h sáng ngày 5/11 năm Canh Tý.
Đến năm 1906, do yêu cầu quy hoạch đất đai để mở mang thị xã của Hội An, Ngài đệ tử tổ Trương Đồng Hiệp với hiệu Thuấn Phu, là cử nhân khoa Giáp Ngọ triều Thành Thái, lúc đó đang làm quan Huấn Đạo tại Quảng Nam đã yêu cầu phải di chuyển từ đường và tái tạo lại trên khuôn viên đất đai.
Hầu hết phong cách kiến trúc ở đây đều được xây dựng theo kiểu “chồng rường giả thủ”. Từ đường gồm 3 ngôi nhà: Chính giữa (triều Tây) là đền thờ tổ tiên; Bên tả (triều Tây) là ngôi nhà dành cho gia đình tộc và người quản lý từ đường ở; Bên hữu (triều Nam) là nhà dành cho cháu trai tộc trưởng ở dùng để phụng tự tổ tiên.
Nhà thờ tộc họ Trương chỉ mở vào 3 ngày tết và 2 ngày giỗ là tế Xuân ( mồng 4 Tết) và tế Thu (15/8 âm lịch).Nhưng hiện nay nhà thờ này đã không còn mở cửa để du khách vào bên trong tham quan nữa, du khách chỉ có thể đi dạo khu ngoài sân.