Hơn bốn năm nộp tiền mua nhà theo Nghị định 61/NĐ-CP: Sổ đỏ... cứ chờ đấy !

Mặc dù hơn 10 hộ dân ở khu tập thể Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chương Mỹ (KTT) đã nộp tiền vào ngân sách để mua nhà theo Nghị định 61/NĐ-CP, nhưng hơn bốn năm đã trôi qua, họ vẫn chưa được nhận sổ đỏ và hiện nay còn đang đứng trước nguy cơ phải rời khỏi nơi mình đang ở.

Mặc dù hơn 10 hộ dân ở khu tập thể Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chương Mỹ (KTT) đã nộp tiền vào ngân sách để mua nhà theo Nghị định 61/NĐ-CP, nhưng hơn bốn năm đã trôi qua, họ vẫn chưa được nhận sổ đỏ và hiện nay còn đang đứng trước nguy cơ phải rời khỏi nơi mình đang ở.
Nộp tiền để… tìm nơi ở mới?

Ngày 28-11-2006, UBND tỉnh Hà Tây đã có Quyết định số 2085/QĐ-UB về việc chuyển mục đích sử dụng đất KTT thành đất ở. Theo đó, UBND huyện Chương Mỹ được giao quản lý và sử dụng 1.781,9m2 đất của KTT theo quy định của pháp luật. Diện tích đất này đã được lập quy hoạch và chia thành 20 lô đất. Trên cơ sở xét duyệt của Ngân hàng NN&PTNT huyện Chương Mỹ, căn cứ quy định về giá các loại đất trên địa bàn của UBND tỉnh Hà Tây (cũ), ngày 23-3-2007, UBND huyện Chương Mỹ đã ra Thông báo số 96/TB-UBND về việc thu tiền sử dụng đất ở của 13/19 hộ đang sinh sống tại KTT. Ngày 30-3-2007, các hộ dân trong danh sách được mua nhà đã nộp đủ tiền vào Kho bạc Nhà nước với tổng số tiền (tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ) là 322.874.000 đồng. Những tưởng việc mua nhà theo quy định của pháp luật của các hộ dân tại KTT được tiến hành suôn sẻ, thì bỗng dưng mọi việc bị ách lại. Tiền thì các hộ dân đã nộp đủ theo quy định, nhưng đã hơn bốn năm nay đất vẫn chưa được giao, không những thế các hộ dân còn có thể bị đuổi ra khỏi nơi mình đang ở! Bởi gần đây, lãnh đạo Ngân hàng NN&PTNT Chương Mỹ đã có thông báo yêu cầu các hộ dân đang sinh sống tại KTT "tự tìm nơi ở mới để chuyển toàn bộ người và tài sản từ nơi ở cũ đến nơi ở mới". Điều đáng nói là thông báo này không căn cứ vào bất kỳ một quy định nào của pháp luật, không có quyết định thu hồi đất hay cưỡng chế di dời của các cấp chính quyền nhưng lại đẩy người dân đứng trước nguy cơ bị rơi vào cảnh vô gia cư vì nhiều hộ dân không còn chỗ ở nào khác.

Hơn bốn năm nộp tiền mua nhà theo Nghị định 61/NĐ-CP: Sổ đỏ... cứ chờ đấy !

Người dân mong được sớm cấp “sổ đỏ” để không còn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ vì nhà đã xuống cấp.


Ngày 25-10, trao đổi với phóng viên Hànộimới, bà Lê Thị Lanh - đại diện một trong 13 hộ dân đang sinh sống tại KTT đã nộp tiền sử dụng đất, bức xúc: Hầu hết các hộ dân trong KTT đã sinh sống và sử dụng nhà, đất ổn định tại đây từ năm 1980. Hiện nay, một số người đã về hưu nên nhà cửa để lại cho con cháu họ tiếp tục sử dụng. Mặc dù các căn hộ trong KTT hiện đã xuống cấp, xập xệ, cũ nát rất nguy hiểm nhưng do chưa có "sổ đỏ" nên nhiều gia đình hiện có 3 thế hệ sinh sống, với 5-6 nhân khẩu trong diện tích khoảng hơn 20m2 song cũng chỉ dám cải tạo, sửa chữa theo kiểu chắp vá. "Chúng tôi mong mỏi các cơ quan chức năng, UBND huyện Chương Mỹ sớm giải quyết và cấp sổ đỏ để thoát khỏi cảnh sống tạm bợ!"- bà Lanh ngậm ngùi.


Sao lại "chia bánh"?

Xung quanh chuyện lình xình trong việc thanh lý KTT, ông Trần Duy Liễu, Phó giám đốc Ngân hàng NN&PTNT huyện Chương Mỹ, Trưởng ban xử lý tồn tại KTT cho biết: Số tiền 13 hộ đã nộp vào ngân sách là khoản tiền ngân hàng "mượn" để đóng tiền chuyển mục đích sử dụng đất chứ chưa phải tiền mua nhà theo Nghị định 61. Theo cách lý giải của ông Liễu, các hộ dân đang ở KTT đều là mượn nhà, chứ không phải thuê nhà, do đó các hộ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 61. Ngân hàng NN&PTNT Chương Mỹ cũng đã ra thông báo yêu cầu các hộ tìm nơi ở mới để khỏi ảnh hưởng đến tính mạng vì nhà đã hết thời hạn khấu hao. Hiện ngân hàng đang họp bàn để đưa ra tiêu chí cũng như thang điểm cho việc "chấm điểm" mua nhà khu tập thể?!

Về việc chỉ "mượn" tiền của 13/19 hộ trong khu tập thể để đóng tiền chuyển mục đích sử dụng đất, ông Liễu lý giải: Theo nhận định của lãnh đạo Ngân hàng NN&PTNT Chương Mỹ, thời điểm đó, 13 hộ này có nhiều "khả năng" được mua nhà, đất bởi họ đang sinh sống ổn định trong khu tập thể, hơn nữa họ lại cho "mượn" tiền nên sẽ được ưu tiên khi xét duyệt?!

Tuy nhiên, việc lãnh đạo Ngân hàng NN&PTNT Chương Mỹ coi KTT như là một "chiếc bánh" để chia chác là điều vô lý, bởi lẽ ngân hàng không phải là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. Mặt khác, trước đây UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã giao UBND huyện Chương Mỹ quản lý diện tích đất này nên việc bỗng dưng nhảy vào "đòi" quyền lợi của một số cá nhân trong chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Chương Mỹ là không có cơ sở.

Được biết, mới đây, UBND huyện Chương Mỹ đã có thông báo kết luận của ông Trần Vũ Lâm - Chủ tịch UBND huyện về giải quyết những tồn tại tại KTT. Theo đó, UBND huyện yêu cầu lãnh đạo Ngân hàng NN&PTNT Chương Mỹ khẩn trương hoàn tất thủ tục xét duyệt các hộ có đủ điều kiện theo quy định để giao đất và thanh lý nhà ở; các ngành và chính quyền địa phương cử cán bộ giúp cơ quan ngân hàng thực hiện… Mặc dù vậy, phía Ngân hàng NN&PTNT Chương Mỹ vẫn tiếp tục trì hoãn và không thực hiện chỉ đạo này.

Từ thực tế đang diễn ra tại KTT Ngân hàng NN&PTNT Chương Mỹ có thể thấy, phía UBND huyện còn thiếu quyết liệt, chưa sâu sát trong việc đôn đốc Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Chương Mỹ thực hiện những kết luận của mình. Để giữ nghiêm kỷ cương, xử lý những tồn tại về nhà đất tại KTT đúng pháp luật, công bằng, UBND huyện Chương Mỹ cần phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT Hà Nội và các cơ quan chức năng liên quan, yêu cầu lãnh đạo chi nhánh Chương Mỹ thực hiện các kết luận của cơ quan có thẩm quyền, giải quyết dứt điểm vụ việc, tránh dây dưa, kéo dài gây bức xúc.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24