Hồ nghìn đảo như tiên cảnh ở Trung Quốc

Hồ Qiandao, hay còn gọi là hồ Vạn Đảo nằm ở Chiết Giang, Trung Quốc, trải rộng trên dịch tích khoảng 150km thành phố Hằng Châu. Đây là hồ nước nhân tạo, được hình thành sau khi hoàn thành nhà máy thủy điện trên sông Xin'an. Trong năm 1959, để xây dựng hồ chứa Xin’anjiang với khoảng 17,8 km khối nước, cả thung lũng đã bị ngập. Tên của hồ xuất phát từ đặc điểm bao gồm 1.078 đảo lớn nhỏ.

Hồ Qiandao, hay còn gọi là hồ Vạn Đảo nằm ở Chiết Giang, Trung Quốc, trải rộng trên dịch tích khoảng 150km thành phố Hằng Châu. Đây là hồ nước nhân tạo, được hình thành sau khi hoàn thành nhà máy thủy điện trên sông Xin'an. Trong năm 1959, để xây dựng hồ chứa Xin’anjiang với khoảng 17,8 km khối nước, cả thung lũng đã bị ngập. Tên của hồ xuất phát từ đặc điểm bao gồm 1.078 đảo lớn nhỏ.

Hồ Vạn Đảo, vốn nổi tiếng với nguồn nước siêu sạch, đôi khi có thể uống trực tiếp, thường được sử dụng để sản xuất nước khoáng cho thương hiệu Nongfu Spring. Đây cũng là địa điểm lý tưởng cho rừng cây tốt xum xuê và một số hòn đảo đẹp lạ thường.

Trong những năm gần đây, hồ Vạn Đảo trở thành địa điểm thu hút khách du dịch với, một số hòn đảo được cải tạo theo chủ đề như Đảo Chim, Đảo Rắn, Đảo Khỉ và Đảo Tuổi thơ.

Trước khi thung lũng bị ngập nước, hai thành phố cổ tồn tại ở chân núi Wu Shi (Năm con sư tử), thành phố Shi Cheng và He Cheng. Shi Cheng được xây dựng cách đây hơn 1.300 năm, vào năm 621 sau Công nguyên, vào thời kỳ nhà Đường và từng là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa.

Trong khi đó, thành phố He Cheng còn cổ kính hơn, xuất hiện từ năm 208 sau Công nguyên, trong triều đại nhà Hán như một khu thương mại trên sông sầm uất. Cả He Cheng và Shi Cheng đều bị chìm trong nước vào tháng 9/1959, khi chính phủ Trung Quốc quyết định việc xây một nhà máy thủy điện là cần thiết và một hồ chứa nước. Cùng với hai thành phố cổ, 27 thị trấn và 1.377 ngôi làng, 50.000 ha đất nống nghiệp và hàng nghìn nhà dân bị ngập nước. Khoảng 290.000 người đã di rời vì dự án này.

Hai thành phố cổ bị lãng quên hơn 40 cho đến năm 2001, khi Qiu Feng, một quan chức địa phương, muốn tìm cách thức để thu hút khách du lịch cho hồ Vạn Đảo. Ông đã thảo luận với câu lạc bộ Lặn Bắc Kinh để đưa ra phương án phù hợp. Vào tháng 9/2001, những nỗ lực ban đầu được thực hiện để con người có thể tiếp cận thành phố cổ đã được thực hiện. “Chúng tôi thật may mắn. Ngay khi lặn xuống đáy hồ, chúng tôi đã tìm thấy bức tường bên ngoài thành phố”, ông Qiu nói. Ông nhanh chóng thông báo với ban quản lý địa phương. Một số nghiên cứu đã được tiến hành và họ phát hiện ra đường dẫn vào thành phố. Thậm chí, những đầm gỗ và cầu thang vẫn được bảo tồn.


Trong năm 2005, sở du lịch địa phương đã khám phá ra ba thị trấn cổ bị ngập nước. Đến năm 2011, tạp chí Chinese National Geography đã xuất bản bộ ảnh đầu tiên về các thành phố cổ này. Người ta vẫn luôn đặt câu hỏi làm thế nào để bảo tồn thành phố cổ. Một số nhà nghiên cứu gợi ý, một bức tường bảo vệ và xây dựng đường dẫn nước ra khỏi thành phố. Tuy nhiên, phương án này rất tốn kém và bức tường khó mà chịu nổi áp lực lớn từ khối lượng nước khổng lồ.

Sau đó, có ý kiến đưa ra về việc áp dụng tàu ngầm để đưa khách du lịch tiếp cận. Một tàu ngầm cao 3,8m, có sức chưa 48 người, đã được chế tạo để thực hiện dự án này. Giá trị của con tàu lên tới 6,36 triệu USD. Tuy nhiên, kể từ khi được hoàn thành năm 2004, con tàu này chưa được sử dụng.

Các quan chức địa phương cho hay, việc sử dụng tàu ngầm trong vùng hồ này là trái pháp luật. Hơn nữa, tàu ngầm có thể tạo ra những luồng sóng mạnh ở dưới đáy hồ và điều này có thể phá hủy thành phố cổ. Một số chuyên gia cho rằng, điều tốt nhất hiện giờ là không nên tác động gì đến chúng, khi công nghệ còn giới hạn con người.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24