Hết Saigon One Tower tới Hoàn Cầu bị siết nợ: Lộ chuyện “tay không bắt giặc”?

NoiThatXhome.vn - Mới đây thông tin về việc 2 doanh nghiệp là thành viên của Tập đoàn Hoàn Cầu một thời lừng lẫy bị siết nợ đã được nhiều người quan tâm. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang có những bước khởi sắc, phục hồi thì các dự án lớn lại bị siết nợ và thật trùng hợp, đó toàn là dự án ở vị trí đắc địa. Có ngẫu nhiên không?

NoiThatXhome.vn - Mới đây thông tin về việc 2 doanh nghiệp là thành viên của Tập đoàn Hoàn Cầu một thời lừng lẫy bị siết nợ đã được nhiều người quan tâm. Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang có những bước khởi sắc, phục hồi thì các dự án lớn lại bị siết nợ và thật trùng hợp, đó toàn là dự án ở vị trí đắc địa. Có ngẫu nhiên không?

Ảnh minh họa: Trần Phong

Siết nợ đồng nghĩa với doanh nghiệp có nguy cơ phá sản

Một khi khoản vay trở thành nợ xấu thì con nợ đứng trước nguy cơ phá sản, tức là con nợ không còn phương án tài chính nào khả thi để trả các khoản nợ. Hệ số tín nhiệm của khách hàng sẽ giảm xuống mức rất thấp, toàn bộ nợ của Công ty sẽ bị xếp vào nợ xấu và không thể tiếp tục vay nợ từ bất kỳ một ngân hàng nào để sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nếu không rơi vào bước đường cùng thì doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách để trả nợ cho ngân hàng.

Điều khủng khiếp đó đã xảy ra với một Tập đoàn được xem là hùng mạnh và có nhiều dự án siêu khủng ở Việt Nam. Cụ thể, thông tin mới đây từ VAMC cho biết, Sacombank đã bán khoản nợ của 2 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hoàn Cầu là Công ty Cổ phần Hoàn Cầu Khánh Hòa và Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang cho VAMC. Cụ thể, Hoàn Cầu Khánh Hòa có tổng dư nợ gốc là 1.300 tỷ đồng, tổng nợ lãi và phí trên 84 tỷ đồng. Hoàn Cầu Nha Trang có nợ gốc là 1.100 tỷ đồng, tổng nợ lãi và phí trên 93 tỷ đồng.

Cũng theo thông tin từ VAMC tài sản đảm bảo khoản nợ đã vay là 8 quyền sử dụng đất có tổng diện tích 51.454m2 tại phường Tân Thuận Tây và phường Bình Thuận, quận 7 (TP.HCM). Đây là dự án UBND TP.HCM giao đất cho Công ty TNHH Hoàn Cầu đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xây dựng nhà ở khu dân cư Tân Thuận Tây vào năm 2008. Mục tiêu của dự án là xây dựng nhà kinh doanh và tham gia chương trình tái định cư của thành phố. Tới nay, đã gần 9 năm kể từ khi được giao đất Hoàn Cầu vẫn chưa thực hiện xong hạ tầng của dự án.

Trên trang website của Tập đoàn Hoàn Cầu cho thấy Công ty TNHH Hoàn Cầu được thành lập năm 1993 với vốn điều lệ ban đầu là 193 tỷ đồng. Công ty Hoàn Cầu Khánh Hòa được thành lập năm 2010 và là chủ đầu tư Quần thể nghỉ dưỡng Quốc Tế Diamond Bay City, Trung tâm thương mại và Khách sạn Hoàn Cầu - 20 Trần Phú - Nha Trang. Năm 2015, Hoàn Cầu tăng vốn lên 1.170 tỷ đồng. Đến năm 2016, Tập đoàn Hoàn Cầu chính thức giới thiệu dự án Diamond City tại phường Tân Thuận Tây, quận 7. Đây chính là dự án mà Hoàn Cầu đã thế chấp cho 2 công ty trong tập đoàn của mình vay vốn.

Việc 2 công ty là Hoàn Cầu Khánh Hòa không thể trả được khoản nợ 1.300 tỷ đồng, một con số khá nhỏ so với số tiền mà Hoàn Cầu dự kiến đầu tư vào Diamond Bay City (4 tỷ USD) cho thấy doanh nghiệp này đang rơi vào tình trạng rất khó khăn. Tương tự như vậy, Hoàn Cầu Nha Trang cũng không phải là một ngoại lệ. Doanh nghiệp được thành lập năm 2003 này được Tỉnh Khánh Hòa giao cho hàng nghìn ha đất ở những vị trí đắc địa nhưng việc tiến hành xây dựng các dự án rất chậm. Tuy nhiên, việc Công ty này không trả được nợ cũng cho thấy những công ty này trên bờ vực phá sản.

Một điểm đáng lưu ý khác là việc Công ty TNHH Hoàn Cầu sử dụng 8 quyền sử dụng đất của mình làm tài sản thế chấp cho 2 doanh nghiệp liên quan vay vốn cũng rất đáng lưu ý. Việc để cho ngân hàng siết tài sản cho thấy Hoàn Cầu không có phương án tài chính khả thi để thực hiện dự án và trả nợ. Thực tế, doanh nghiệp này khó có đủ số tiền mặt lúc này để trả nợ hơn 2.400 tỷ đồng. Việc chuyển nhượng dự án lấy tiền để trả nợ cũng không khả thi vì có thể pháp lý dự án chưa rõ ràng và số tiền bán cũng không đủ để trả nợ. Như vậy, việc mất một dự án có giá trị hàng nghìn tỷ đồng có thể đẩy Hoàn Cầu rời vào tình trạng khó khăn tài chính, thậm chí đứng trước bờ vực phá sản.

Lộ diện góc khuất: Tay không bắt giặc

Việc VAMC công bố thông tin siết nợ một số dự án bất động sản có giá hàng nghìn tỷ đồng trong thời gian gần đây cho thấy thị trường bất động sản, việc cho vay vốn đầu tư dự án bất động sản lộ diện nhiều góc khuất. Tình trạng các công ty bất động sản “tay không bắt giặc” là một hiện tượng phổ biến trên thị trường bất động sản. Tận dụng các “quan hệ” không ít công ty bất động sản đã “xin” được rất nhiều dự án siêu khủng trong khi năng lực rất hạn chế. Phần lớn số tiền đầu tư vay ngân hàng hoặc huy động từ người mua nhà. Điều này dẫn đến thị trường bất động sản nói chung, nền kinh tế nói riêng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Trước đó, năm 2005 Thủ tướng đã yêu cầu UBND tỉnh Khánh Hòa và UBND TP.HCM rà soát lại toàn bộ dự án đã giao cho Công ty TNHH Hoàn Cầu. Thông tin cho biết, Chỉ trong thời gian ngắn từ năm 2001-2004, UBND tỉnh Khánh Hòa đã “ưu ái” giao cho Công ty Hoàn Cầu Nha Trang bảy dự án có tổng diện tích trên 1.042ha đất với tổng vốn đầu tư trên 1.162 tỉ đồng, trong khi công ty chỉ có vốn điều lệ 161 tỷ đồng. Hiện này, Công ty TNHH Hoàn Cầu chỉ có vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng nhưng đầu tư vào hàng chục công ty con và nhiều dự án đầu tư với số vốn lên đến hàng tỷ USD.

Mới đây thông tin được giới bất động sản là thông tin VAMC yêu cầu Công ty CP Sài Gòn One Tower bàn giao tài sản bảo đảm là một số tầng trong tòa nhà là Saigon One Tower tại địa chỉ 34 Tôn Đức Thắng, quận 1, TP HCM để xử lý nhằm thu hồi nợ. Đây là tài sản thế chấp cho các công ty Cổ phần Sài gòn One Tower, Công ty CP Đầu tư Liên Phát, Công ty CP TV ĐT và XD Minh Quân, Công ty CP Tân Superdeck M&C. Cho đến nay số nợ gốc và lãi phát sinh cho khoản vay này hơn 7.000 tỷ đồng.

Trên đây chỉ là 2 trong rất nhiều trường hợp các dự án bất động sản thế chấp ngân hàng vay vốn để đầu tư. Trong đó chắc chắn có rất nhiều khoản vay có tổng số gốc và lãi đã có giá trị vượt xa số bất động sản thế chấp. Như vậy, dù ngân hàng có bán những tài sản này cũng không thể thu hồi hết nợ. Do đó khi xử lý tài sản đảm bảo thì ngân hàng vẫn không thể thu hồi hết các khoản nợ và phải ghi nhận thua lỗ.

Việc thu hồi tài sản đảm bảo là bất động sản cũng sẽ nảy sinh những hệ lụy khác. Chẳng hạn trước đây dự án Diamond City và Saigon One Tower từng rao bán. Như vậy, nếu như người dân nào mua phải những nhà tại những tài sản đã thế chấp thì gần như mất trắng vì khi khách hàng mua nhà phần lớn dưới hình thức là hợp đồng hợp tác đầu tư. Khi doanh nghiệp đầu tư dự án này phá sản đồng nghĩa với việc khách hàng rất khó thu hồi được số tiền “hợp tác” này.

Tóm lại, việc VAMC ra tay thu hồi tài sản đảm bảo theo Nghị quyết số 42 của Quốc hội làm cho nhiều góc khuất trên thị trường bất động sản lộ diện. Doanh nghiệp bất động sản “lừng lẫy” thật ra chỉ là “hổ giấy” và đang đứng trước nguy cơ phá sản Tình trạng cho vay vốn đầu tư kinh doanh bất động sản không được kiểm soát chặt. Số nợ xấu tại ngân hàng dân dần lộ diện với con số lên đến hàng chục tỷ đồng. Một nguy cơ lớn không ít người mua nhà, đầu tư tại các dự án bị thu hồi đứng trước nguy cơ mất tiền.

Gợi nhớ chuyện Tăng Minh Phụng…

Việc một số đại gia không trả nổi nợ vay để đầu tư BĐS gợi nhớ chuyện của Tăng Minh Phụng trước kia. Công ty Minh Phụng nhảy vào kinh doanh BĐS khoảng từ 1992 trở đi. Đến năm 1997, ngoài các nhà xưởng sản xuất, danh mục BĐS của Minh Phụng có tới hàng trăm biệt thự, nhà ở, văn phòng, kho tàng phân bố khắp TP.HCM và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Lâm Đồng… Minh Phụng khi đó thực sự là một nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực địa ốc. Nhưng số tài sản khổng lồ này có được không phải nhờ sự thành công của chiến lược kinh doanh hay tiềm lực tự thân của doanh nghiệp này mà hoàn toàn từ vốn vay ngân hàng. Thực chất, toàn bộ khối tài sản đồ sộ đứng tên Minh Phụng ngay khi ra đời thì toàn bộ giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu, đều lập tức được giao cho các ngân hàng cho vay vốn để Minh Phụng tạo dựng tài sản.

Do sự tăng trưởng quá nóng, đến giai đoạn 1993-1996, có thể nói Minh Phụng đã ở vào thế cưỡi trên lưng cọp. Minh Phụng vô cùng khó khăn khi phải duy trì, phát triển khối tài sản khổng lồ trên. Trong khi vốn đầu tư cho kinh doanh địa ốc thì càng nhiều, nợ vay ngân hàng chồng chất, khả năng sinh lời từ tài sản không thể có được trong thời gian ngắn. Cùng với sự hạ nhiệt quá nhanh của thị trường bất động sản, sự siết lại trong cho vay, bảo lãnh tín dụng, cùng với sự điều chỉnh chính sách đất đai…, Công ty Minh Phụng rơi vào thế nguy khi không còn đủ sức trả lãi ngân hàng… Khi không còn cách nào khác, Tăng Minh Phụng phải lừa các ngân hàng để có vốn tiếp tục đầu tư vào đất đai. Tính đến khi bị bắt, Minh Phụng đã thực hiện trên 600 hợp đồng tín dụng với 7 ngân hàng, với tổng dư nợ hàng ngàn tỷ đồng và hàng chục triệu USD.

Ngày 24/3/1997, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP HCM đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam Tăng Minh Phụng và nhiều người khác. Tăng Minh Phụng đã bị thi hành án tử hình.

Nguồn: Tổng hợp

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24