Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho biết, trong quy hoạch đô thị khi cải tạo lại đường như tuyến đường Kim Liên, nhà nước chỉ lo làm đường trong khi đó đường mở đến đâu nhà dân san sát đến đó. Thậm chí, lộ ra nhiều nhà mỏng, méo. Nhiều quan điểm cho rằng, Nhà nước nên thu lại các căn nhà này để lấy đất trồng cây xanh, khu công viên… nhưng quan điểm Hà Nội là không thu lại những căn nhà siêu mỏng, siêu méo này để làm gì.
“Tấc đất, tấc vàng, giá bồi thường khi lấy lại các căn nhà này cao gấp 12 lần tiền làm đường. Giá trị bồi thường là quá lớn trong khi TP phải lấy tiền từ ngân sách để trả cho người dân. Tiền này chính là tiền của dân. Vì vậy, Hà Nội đã họp rất nhiều lần và đưa ra yêu cầu bắt buộc các hộ phải hợp khối mới cho tồn tại” ông Thảo nói.
Theo tính toán của Sở Xây dựng Hà Nội, Hà Nội còn 394 nhà siêu mỏng, siêu méo cần giải quyết với tổng mức kinh phí ước tính 255 tỷ đồng. Trong đó, Ba Đình là quận tập trung nhiều nhà siêu mỏng, siêu méo chưa được giải quyết nhất, với 69 trường hợp. Đống Đa xếp thứ hai về số lượng nhà siêu mỏng, siêu méo chưa được giải quyết với 28 căn. Tiếp đến là Hà Đông với 26 trường hợp, Tây Hồ có 23 trường hợp, Hai Bà Trưng có 18 trường hợp; Hoàng Mai và Cầu Giấy cùng có 9 trường hợp. Thanh Xuân là quận còn ít nhà siêu mỏng, siêu méo cần giải quyết nhất với 6 trường hợp.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: