Năng suất lúa đang tăng và cơ cấu dinh dưỡng của người dân có sự thay đổi theo hướng giảm tinh bột. Nhưng, chúng ta vẫn cần nhiều lương thực để phát triển chăn nuôi. Hơn nữa, điều đáng nói là để tạo ra được giống lúa có năng suất cao cần rất nhiều thời gian và năng suất cây trồng là có hạn, đất đai cũng có giới hạn trong khi dân số ngày càng có xu hướng gia tăng. Đứng trước bài toán đó, việc giữ diện tích đất trồng lúa là rất cần thiết.
Hiện nay, mỗi năm, chúng ta xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo, mang lại cho đất nước 3 tỷ USD, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội. Nước ta đang dư thừa thóc gạo nhưng chúng ta phải tính toán lâu dài. Dân số nước ta đang tăng lên, hiện trên 87 triệu dân và dự báo đến năm 2020 dân số là 100 triệu dân, đến năm 2050 là 120 triệu dân. Nếu chúng ta thu hẹp đất lúa lúc đó sẽ khó lo đủ lương thực cho người dân.
´Xin ông cho biết, nếu thu hẹp diện tích đất trồng lúa sẽ ảnh hưởng như thế nào tới nền nông nghiệp nước ta và đời sống người nông dân?
Tôi cho rằng, chúng ta không nên vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài, vì lợi ích của số ít mà quên đi lợi ích của hàng triệu người nông dân. Đừng thấy giá trị kinh tế trước mắt của một ha đất nông nghiệp chuyển đổi mà quên đi lịch sử hàng nghìn năm văn minh lúa nước của dân tộc ta. Vì, nếu đã chuyển đổi đất lúa sang việc khác, sau này để cải tạo chính mảnh đất đó thành đất trồng lúa thì phải mất rất nhiều năm. Do vậy, nên quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị, nhà biệt thự vào vùng ven biển, đồi núi để tránh lãng phí đất nông nghiệp.
Hơn nữa, Việt Nam được dự báo là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu, nhất là tại hai đồng bằng lớn là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Vì vậy, nên cảnh giác với nguy cơ xảy ra nạn đói do lũ lụt, thiên tai. Nếu không có đủ đất trồng lúa, chúng ta sẽ không có lương thực dự trữ. Vì thế, nếu thu hẹp đất lúa có thể ảnh hưởng tới an ninh lương thực.
Chúng ta không giữ đất lúa bằng mọi cách mà không tính đến phát triển đô thị, giao thông, hạ tầng... Theo tính toán của Cục Trồng trọt, hiện nước ta có khoảng 4,1 triệu ha đất lúa, vẫn có khoảng 300.000 ha đất bị lấy đi phục vụ cho các dự án công nghiệp, đô thị...
Do vậy, để bù đắp số thiếu hụt này chúng ta phải sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả hơn. Nhưng vẫn phải giữ được diện tích đất chuyên để trồng lúa. Như vậy mới đảm bảo sự phát triển của đất nước và an ninh lương thực.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: