Dự báo kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2014

NoiThatXhome.vn - Mặc dù kinh tế suy yếu nhưng năm 2013 vẫn xuất hiện những điểm khá tích cực. Không ít dự báo cho rằng năm 2014 kinh tế sẽ bắt đầu khởi sắc. Tuy nhiên, thực tế nhìn vào những yếu tố cơ bản của nền kinh tế không ít ý kiến quan ngại tình trạng trì trệ của nền kinh tế của Việt Nam có thể tiếp tục kéo dài. Bên cạnh đó, tình trạng nợ xấu vẫn sẽ là mối đe dọa lớn đối với ổn định của kinh tế vĩ mô. Dù vậy, lạm phát và tỷ giá vẫn sẽ tiếp tục ổn định.

NoiThatXhome.vn - Mặc dù kinh tế suy yếu nhưng năm 2013 vẫn xuất hiện những điểm khá tích cực. Không ít dự báo cho rằng năm 2014 kinh tế sẽ bắt đầu khởi sắc. Tuy nhiên, thực tế nhìn vào những yếu tố cơ bản của nền kinh tế không ít ý kiến quan ngại tình trạng trì trệ của nền kinh tế của Việt Nam có thể tiếp tục kéo dài. Bên cạnh đó, tình trạng nợ xấu vẫn sẽ là mối đe dọa lớn đối với ổn định của kinh tế vĩ mô. Dù vậy, lạm phát và tỷ giá vẫn sẽ tiếp tục ổn định.

Tăng trưởng tích cực nhưng vẫn ở mức thấp

Việc điều chỉnh cách tính GDP trong năm qua đã làm cho GDP bình quân đầu người của Việt Nam bất ngờ đạt gần 2.000 USD/người/năm.Tuy vậy, quan sát thực tế cho thấy dường như tình hình đang khó khăn hơn đối với mỗi người dân. Số liệu nhập khẩu cho thấy nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng trong năm 2013 đã giảm 9% so với năm 2012, tăng trưởng bán lẻ cũng ở mức khá thấp. Điều này cho thấy, sức tiêu thụ của toàn bộ nền kinh tế đã bị suy yếu.

Trong khi đó, đầu tư vốn là động lực chính cho tăng trưởng của Việt Nam đã giảm từ mức hơn 40% so với GDP đã giảm về quanh mức 30%. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế suy giảm là điều tất yếu.

Với bối cảnh hiện nay, dù nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi. Nhưng sự phục hồi này vẫn hết sức thiếu bền vững. Những động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo mô hình cũ đã cạn kiệt. Trong khi đó quá trình tái cấu trúc kinh tế thực sự vẫn chưa diễn ra. Do đó, Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn tăng trưởng trì trệ kéo dài. GDP năm 2014 có thể đạt trên 5,5% nhưng nhìn chung khó khăn của nền kinh tế vẫn còn rất lớn.

Xuất nhập khẩu khó duy trì được tăng trưởng cao, nhập siêu trở lại

Động lực chính cho tăng trưởng xuất nhập khẩu năm 2013 chính là từ dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng xuất nhập khẩu cao nhờ sản xuất điện tử và linh kiện của Samsung. Năm 2013, dù tăng trưởng kinh tế tích cực hơn nhưng tăng trưởng xuất khẩu khó được ở mức cao.

Trong khi đó nhập khẩu có thể gia tăng nhờ các chính sách kích cầu của nền kinh tế. Như vậy, Việt Nam có thể nhập siêu trở lại. Tuy nhiên, mức độ sẽ không lớn do tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế vẫn ở mức thấp.

Lạm phát và lãi suất tiếp tục ổn định

Hiện nay, vẫn còn nhiều người lo ngại lạm phát sẽ tăng trở lại. Tuy nhiên, trên thực tế điều này rất khó diễn ra. Với việc tăng trưởng tín dụng yếu, nợ xấu cao và sự phục hồi của kinh tế trong nước và thế giới còn yếu ớt thì lạm phát chắc chắn sẽ không thể tăng cao. Mục tiêu giữ lạm phát dưới 7% không cần cố gắng cũng có thể đạt được.

Lãi suất cho vay và huy động hiện nay đang ở mức thấp nhất trong hàng chục năm qua. Do vậy, dư địa giảm lãi suất gần như không còn. Trong năm 2014, lãi suất vẫn chưa thể tăng. Nguyên nhân là do kinh tế suy yếu, lạm phát ở mức thấp và tiền gửi vào ngân hàng tiếp tục dồi dào. Tuy nhiên, cũng không nên kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục giảm vì lãi suất hiện nay đang ở mức khá thấp và đang tương ứng với mức lạm phát kỳ vọng. Hơn nữa, nợ xấu ngân hàng và rủi ro cho vay còn quá lớn do vậy mặt bằng lại suất vẫn được duy trì.

Tỷ giá sẽ không có nhiều biến động

Hiện nay, nhiều chuyên gia Việt Nam cho rằng nên phá giá đồng tiền để hỗ trợ xuất khẩu. Tuy vậy, với việc nguồn cung ngoại tệ đang dư thừa thì dù NHNN muốn nhưng việc phá giá tiền đồng cũng không dễ dàng. Dự báo, năm 2014, Việt Nam sẽ tiếp tục thặng dự cán cân thanh toán nên tỷ giá nhiều khả năng sẽ tiếp tục giữ ở mức ổn định. Tỷ giá sẽ khó tăng quá 2% trong năm 2014.

Nợ xấu vẫn là một rủi ro lớn của nền kinh tế

Nhiều người kỳ vọng VAMC sẽ xử lý được nợ xấu cho nền kinh tế. Thực tế thì công ty này chỉ là “khoanh nợ” còn nợ xấu trong nền kinh tế sẽ không thay đổi. Quá trình xử lý nợ xấu là một quá trình hết sức phức tạp và kéo dài. Hiện nay, Việt Nam vẫn thiếu rất nhiều điều kiện cho việc xử lý nợ xấu thành công.

Bên cạnh đó, nếu Thông tư 02 không được sửa đổi hoặc trì hoãn và nợ xấu được phân loại một cách đầy đủ sẽ tăng vọt. Vì vậy, nợ xấu trong năm 2014 tiệp tục là một rủi ro lớn đối với nền kinh tế.

Tái cấu trúc nền kinh tế vẫn rất chậm chạp

Việc tái cấu trúc nền kinh tế đã được đặt ra cách đây 3-4 năm nhưng cho đến nay vẫn chưa có bước tiến bộ nào đáng kể. Những yếu huyệt trong nền kinh tế vẫn chưa được khắc phục nên chất lượng tăng trưởng trong thời gian qua vẫn con rất thấp.

Việt Nam đang bước vào một giai đoạn tăng trưởng trì trệ kéo dài. Để vượt qua được giai đoạn này Việt Nam cần có mô hình tăng trưởng mới. Tuy nhiên, để có được điều này thì không chỉ có tái cơ cấu kinh tế mà cần có sự thay đổi về mặt thể chế để việc quản lý nhà nước trở nên hiệu quả hơn, giảm tình trạng tham nhũng và nhóm lợi ích đang lũng đoạn nền kinh tế như hiện nay.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24