Thủ tục hành chính về vấn đề giao quyền sử dụng đất thực sự không hề đơn giản như nhiều người vẫn tưởng. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: Đơn xin giao đất là gì? Giao đất là gì? Hồ sơ xin giao đất bao gồm những loại giấy tờ nào?... Tất cả những vấn đề trên chúng ta đều có thể trả lời được nếu các bạn tìm hiểu hết nội dung bài viết này.

Giao đất là gì?

Thực tế, chúng ta không thể đưa ra một khái niệm thật chính xác về giao đất là gì? Bởi nhà nước chỉ ban hành những bộ luật quy định về việc giao và được giao quyền sử dụng đất đối với một cá nhân hoặc một tập thể nào đó.

Giao đất là gì?

Giao đất là gì?

Thực chất giao đất là việc nhà nước ban hành các quyết định cho những đối tượng có nhu cầu về việc sử dụng đất. Việc giao đất này sẽ có hai hình thức đó là: Giao quyền sử dụng đất có thu tiền và giao quyền sử dụng đất không thu tiền sử dụng đất.

Cơ quan, tổ chức nhà nước chịu trách nhiệm về việc giao quyền sử dụng đất là Ủy Ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Điều này quy định rất rõ trong Luật đất đai năm 2013.

Khi giao đất thì người được giao phải hoàn thiện hồ sơ xin giao đất. Một trong những giấy tờ không thể thiếu đó là đơn xin giao đất. Vậy đơn đó như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài viết.

Đơn xin giao đất là gì?

Thực chất đơn xin giao đất là một mẫu đơn do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp gửi tới các cơ quan chức năng để xin về việc giao quyền sử dụng đất. Hay nói cách khác là mẫu đơn này là một trong những giấy tờ cần phải có trong bộ hồ sơ xin giao đất.

Đơn xin giao đất là gì?

Đơn xin giao đất là gì?

Nội dung của mẫu đơn cũng cũng giống cách trình bày văn bản như những mẫu đơn thông thường khác. Tuy nhiên, trong đơn này không thể thiếu các nội dung sau:

  • Tên cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đứng ra xin giao quyền sử dụng đất.
  • Một số thông tin cá nhân, người đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp…
  • Địa chỉ liên hệ của người xin giao đất.
  • Địa điểm khu đất xin giao.
  • Quan trọng hơn nữa là phần diện tích khu đất được giao.
  • Nội dung hay mục đích sử dụng khu đất được giao.

Đây được coi là những nội dung cơ bản nhất cần phải có trong mẫu đơn xin giao đất. Các bạn nên lưu ý và điền thông tin một cách đầy đủ.

Đối tượng nào sẽ được nhà nước giao quyền sử dụng đất.

Thực tế, nếu các bạn tìm hiểu về Luật đất đai năm 2013 sẽ hiểu rất rõ vấn đề có liên quan đến đất đai. Kể là việc tìm hiểu về mẫu đơn xin giao đất hay đối tượng xin giao đất là ai?… Trong luật đất đai 2013 thì nhà nước có 2 hình thức giao đất đó là: Giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Đối với trường hợp giao đất không thu tiền thì tại Điều 54 của bộ luật này chỉ ra rất rất rõ ràng. Cụ thể là những trường hợp sau:

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất

  • Đối với những cá nhân hoặc hộ gia đình tham gia trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản hoặc làm muối… Hạn mức của đối tượng được quy định khá rõ tại Điều 129 của bộ Luật này.
  • Đối với những người sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ rừng tự nhiên, đất để xây dựng cơ quan hoặc sử dụng cho mục đích quốc phòng và an ninh… Bạn có thể tìm hiểu thêm tại Khoản 4, điều 55 của bộ Luật này.
  • Đối với những tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập chưa được tự chủ về tài chính với mục đích xây dựng các công trình sự nghiệp.
  • Đối với những tổ chức sử dụng đất để phục vụ mục đích tái định cư cho người dân theo các dự án của Nhà nước.
  • Hay những cộng đồng dân cư có sử dụng đất nông nghiệp hay những cộng đồng tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp. Quy định khá rõ tại Khoản 1, điều 159 của Luật đất đai 2013.

Những đối tượng này muốn được giao đất thì cần phải làm đơn xin giao đất rồi nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. Mẫu đơn đã được chúng tôi chia sẻ ở phần đầu của bài viết.

Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Đối với những đối tượng được giao đất có thu tiền sử dụng đất được quy định rất cụ thể tại điều 55 của bộ luật này. Chính xác thì những đối tượng đó là;

  • Giao đất ở cho những cá nhân và hộ gia đình.
  • Giao đất cho những tổ chức kinh tế để họ thực hiện các dự án về xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê.

Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất

Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất

  • Giao đất cho những đối tượng là người Việt Nam định cư tại nước ngoài hoặc những doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài. Giao đất để họ thực hiện các dự án nhà ở để bán hoặc cho thuê.
  • Giao đất cho các tổ chức kinh tế để họ thực hiện các dự án về đầu tư cơ sở hạ tầng như nghĩa địa, nghia trang để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Dù là đối tượng nào đi chăng nữa thì đều phải thực hiện các thủ tục hành chính theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể những đối tượng này vẫn phải làm đơn xin giao đất và hoàn thiện hồ sơ giao đất cho cơ quan nhà nước.

Thẩm quyền giao đất thuộc chức năng nhiệm vụ của cấp nào?

Nói đến thẩm quyền chức năng thẩm định đơn xin giao đất, hồ sơ giao đất đã được quy định rất rõ tại Điều 59 của Luật đất đai năm 2013. Cụ thể thì:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ chịu trách nhiệm giao đất cho các đối tượng: Giao đất cho cơ sở tôn giáo, giao đất cho các tổ chức, giao cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.

Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh chịu trách nhiệm giao đất

Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh chịu trách nhiệm giao đất

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ chịu trách nhiệm giao đất có các trường hợp là: Cá nhân, hộ gia đình và cả nhiệm vụ giao đất cho cộng đồng dân cư.

Hy vọng, nội dung bài viết đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về mẫu đơn xin giao đất và những đối tượng cũng như cơ quan có đủ chức năng, thẩm giải quyết vấn đề này. Chắc chắn bài viết sẽ giúp các bạn làm tốt được nhiệm vụ của mình.