Một trong năm nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc bao gồm China Evergrande Group sẽ bị cấm vay thêm tiền từ các ngân hàng theo ba quy định về trần nợ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Các quy định này đưa ra những giới hạn khác nhau đối với các khoản vay của doanh nghiệp, gồm tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản không bao gồm các khoản thu ứng trước là 70%, tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu là 100%; và tỷ lệ tiền mặt trên nợ ngắn hạn tại một thời điểm.
“Nếu một nhà phát triển bất động sản vượt qua cả ba quy định trên, thì họ không được vay nợ thêm nữa”, Esther Liu, Giám đốc của S&P Global Ratings cho biết, đồng thời nói rằng chỉ 6,3% các nhà phát triển Trung Quốc có đủ khả năng tuân thủ các quy định trên.
“Điều này có nghĩa là các nhà phát triển không thể vay thêm từ các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, nếu các khoản nợ hiện tại của họ chưa được thanh toán hoặc nếu đòn bẩy tổng thể của họ không được cải thiện”, Liu nói.
Chính phủ Trung Quốc, nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới thực sự tăng trưởng trong năm 2020, đang sốt sắng kiềm chế các khoản nợ để tránh gây ra rủi ro mang tính hệ thống cho các ngân hàng. Các cơ quan quản lý nước này cũng lo sợ rằng tình trạng nợ nần chồng chất có thể gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tương tự như sau khi các khoản vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ sụp đổ vào năm 2008. Ngành bất động sản và xây dựng đóng góp vào khoảng 29% tổng sản lượng kinh tế của Trung Quốc.
Việc cắt đứt dòng tài chính của những người đi vay có thể khiến nhiều công ty phát hành trái phiếu trên thị trường trái phiếu trị giá 15 nghìn tỷ USD của Trung Quốc rơi vào cảnh vỡ nợ, vào đúng thời điểm mà nhu cầu tiêu dùng suy yếu và triển vọng việc làm không chắc chắn do đại dịch. Theo Viện Nghiên cứu Bất động sản Beike, các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc có khoản nợ kỷ lục lên tới 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (184,7 tỷ USD) vào cuối năm 2021, tăng 36% so với năm 2020.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc và các cơ quan quản lý tài chính đang phân loại các nhà phát triển - vốn thuộc nhóm những doanh nghiệp vay nợ nhiều nhất ở Trung Quốc - thành bốn cấp dựa trên ba mức giới hạn. Những công ty vay nợ nhiều nhất, chẳng hạn như China Evergrande Group, được đánh dấu màu đỏ và hoàn toàn bị cấm nhận thêm các khoản vay.
Có tổng cộng bảy nhà phát triển khác, chiếm hơn 20% trong số 30 nhà phát triển lớn nhất được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán tại Thượng Hải, Thâm Quyến và Hồng Kông, hiện được đánh dấu màu đỏ, theo một báo cáo ngày 11 tháng 1 của Indochina Securities.
Ông Liu cho biết: “Chúng tôi không việc phân cấp giới hạn sẽ được thực hiện như thế nào trong thực tế, vì không có thông báo chính thức về các thông tin chi tiết”.
Các công ty sẽ được phép vay nhiều hơn từ các ngân hàng và tăng khoản nợ của họ lên 5% hàng năm theo mỗi cấp mà họ được phân loại, với mức tăng nợ hàng năm tối đa là 15%, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1, theo Economic Information Daily.
Sáu nhà phát triển khác được đánh dấu màu cam do không đáp ứng được hai trong ba quy định; và hơn 40% nhà phát triển được đánh dấu màu vàng nhờ đáp ứng hai trong ba quy định. Chỉ có sáu nhà phát triển là đáp ứng cả ba quy định và được đánh dấu màu xanh lá cây.
Raymond Cheng, nhà phân tích bất động sản tại CGS-CIMB Securities, cho biết: “Các nhà phát triển ít nhất phải đáp ứng một trong ba quy định trên để có thể được các ngân hàng và các tổ chức tài chính rót vốn”.
Tập đoàn bất động sản Evergrande có trụ sở tại Quảng Châu, thuộc sở hữu của một trong những ông trùm giàu có nhất Trung Quốc là Hui Ka-yan, có tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản là 85,3% không bao gồm các khoản thu ứng trước, tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu là 219,5%, trong khi tiền mặt trên tỷ lệ nợ ngắn hạn chỉ ở mức 0,19. Trong khi đó, Sunac China, công ty môi giới bất động sản lớn thứ tư Trung Quốc, và Greenland Holdings cũng được gắn thẻ màu đỏ.
Evergrande đang nỗ lực cắt giảm khoản nợ trị giá 450 tỷ Nhân dân tệ theo kế hoạch của ôm trùm Hui Ka-yan, và đã trả được 160 tỷ Nhân dân tệ vào tháng 1/2021 nhờ chuyển nhượng các công ty con có giá trị và phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn.
Evergrande cho biết họ có kế hoạch mua lại trái phiếu chuyển đổi trị giá 16,1 tỷ đô la Hồng Kông (2,1 tỷ đô la Mỹ) trước thời hạn ngày 10 tháng 2. Tập đoàn này cũng đã thu xếp nguồn ngân sách nội bộ trị giá 16,5 tỷ đô la Hồng Kông để trả gốc và lãi cho các trái phiếu đến hạn.
Theo báo cáo của Bloomberg, số lượng trái phiếu do ít nhất 85 công ty Trung Quốc bán ra có tổng trị giá 65,2 tỷ USD đang phải đối mặt với áp lực trả nợ. China Fortune Land Development ở Thượng Hải đã bị Zhongrong International Trust từ chối khoản vay 1,1 tỷ Nhân dân tệ, điều này có thể buộc họ phải thông báo vỡ nợ nếu không thanh toán được khoản nợ trong nước trị giá 55,6 tỷ Nhân dân tệ cùng 4,56 tỷ USD trái phiếu ở thị trường nước ngoài vào thứ Tư tuần này.
Người phát ngôn của Fortune Land từ chối bình luận về vấn đề trên, trong khi đó trái phiếu đến hạn của nhà phát triển này vào tháng 6 năm 2022 đã giảm 16% xuống còn 55,7 cent. Cổ phiếu của Fortune Land cũng giảm 3,7% xuống mức thấp nhất trong sáu năm qua, chỉ còn 11,36 Nhân dân tệ.
Một hệ quả khác của các quy định về trần nợ là khiến giá bất động sản đi xuống khi một số chủ đầu tư buộc phải giảm giá để hấp dẫn người mua và thu về tiền mặt để trả nợ. Giá nhà ở Trung Quốc đã tăng gần gấp 5 lần trong hai thập kỷ qua, khiến nhà ở tại Thượng Hải, Thâm Quyến và Bắc Kinh đắt hơn cả Los Angeles, Paris, New York và London.
Cheng giải thích: “Chính sách này không tệ như các nhà đầu tư nhận định. Chúng thậm chí có thể tích cực từ góc độ đầu tư trong dài hạn, vì sẽ khiến lĩnh vực này ít biến động hơn trong tương lai”.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: