Có dấu hiệu nổ ra từ năm 2016 và tiếp tục bùng phát trong những tháng đầu năm 2017. Cơn sốt đất trên thị trường TP HCM được đánh giá là đã để lại những hậu quả lớn và đáng lo ngại.
Trục phía Đông thành phố gồm các quận 2, 9, Thủ Đức. Được cho là điểm khởi nguồn của cơn sốt đất vừa qua.Đất nền trên địa bàn 3 quận này đã kéo dài tình trạng tăng giá. Có những thời điểm giá tăng lên đến 30-50%. Sau đó liên tục tiến dần đến ngưỡng không thể cao hơn 70-100%. Thậm chí có thời điểm giá được bơm lên đến gấp 1,5-2 lần.
Trong 4 tháng vừa qua, giá đất tại khu Đông TP HCM gồm quận 2, 9, Thủ Đức tăng 20-40%. Tuy nhiên, nếu để so với giá ở thời điểm này năm ngoái thì chưa thấm vào đâu. Thời điểm của năm 2016 và giai đoạn đầu năm nay thị trường đất nền nơi đây đã không ngừng thiết lập những kỷ lục mới về giá.
Cơn sốt được cho là có nguyên nhân từ những thông tin về hạ tầng sẽ “đi trước” ở khu Đông so với cục diện chung ở TP HCM hiện nay. Bên cạnh những dự án đã và đang được triển khai như: đường vành đai, cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, tuyến Metro số 1,…
Trong những tháng đầu của năm nay, TP HCM đã tiếp tục công bố thêm kịch bản cho những công trình hạ tầng mới.Đó là các công trình cầu vượt qua đường Mai Chí Thọ, hầm chui 2 chiều kết nối cao tốc TP HCM – Long Thành với đường Mai Chí Thọ.Cuối tháng 4 vừa qua, dự án giaio thông kết nối từ đường Mai Chí Thọ đến khu dân cư Nam Rạch Chiếc nối vào đường Vành đai 2 (tại nút giao An Phú dọc theo tuyến đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây) cũng đã được khởi công.
Ngoài ra, cũng trong tháng 4, UBND TP HCM đã được thủ tướng đồng ý cho triển khai dự án xây cầu qua đảo Kim Cương một cách nhanh chóng (áp dụng hình thức chỉ định thầu). Cây cầu sẽ có tác dụng nối khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi với đảo Kim Cương, nhằm giảm ùn tắc ở cửa ngõ phía Đông của thành phố.
Thị trường của khu Nam Sài Gòn
Từ phía Đông, cơn sốt đất đã rất nhanh lan sang một địa bàn được cho hot không kém là khu Nam Sài Gòn. Trục đô thị phía Nam của thành phố gồm quận 7, 8, H. Nhà Bè và một góc của H.Bình Chánh.
Đất nền khu vực này bắt đầu trở nên nóng bất thường vào giai đoạn cuối năm 2016. Trong 4 tháng đầu năm nay, đất nền khu vực này tăng đến 15-40%. Nhưng nếu so với cùng kỳ năm 2016, mức tăng đó còn chưa thể bằng.Riêng đất ở H.Nhà Bè, có mức tăng nhanh và mạnh nhất ở khu vực này. Trở thành tâm điểm của khu Nam với tỷ lệ tăng 100-200%. Cá biệt có những nơi đã vọt lên 300% chi trong vòng 1 năm.
Cùng với dự án cảng Hiệp Phước, còn có những dự án tiêu biểu khác được đầu tư mang tính hỗ trợ hạ tầng cho khu phía Nam thành phố. Phải kể đến hàng loạt cây cầu mới được lên kế hoạch xây dựng trong vài năm tới.
Dự án xây cầu đường Bình Tiên đi qua Đại lộ Đông – Tây, dự án cầu Nguyễn Khoái – nối khu Nam với trung tâm thành phố và với mục đích chia tải cho cầu Kênh Tẻ.
Bên cạnh đó, cầu Thủ Thiêm 4 có mức đầu tư 5.200 tỷ đồng, cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy được nền kinh tế – xã hội cho khu Nam.
Những dự án giao thông này còn được kỳ vọng sẽ đáp ứng được nhiệm vụ kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm với các quận 4, 7 và khu đô thị Nam thành phố. Việc này sẽ giải tỏa áp lực giao thông cho các quận 7, 8 và H.Bình Chánh, Nhà Bè.
Ngoài ra, dự án mở rộng đường nối từ trung tâm TP HCM với trục đô thị phía Nam Sài Gòn qua quận 4, 7 và H.Nhà Bè. Mục tiêu của dự án giao thông này là giúp đồng bộ trục giao thông Bắc – Nam của thành phố.Khi hoàn thành, tuyến đường này với hi vọng mở ra một hướng lưu thông mới từ trung tâm về phía Nam và ngược lại (thay vì cứ phải đi qua cầu Kênh Tẻ đang quá tải).
Thị trường khu Tây TP.HCM
Nếu khu Đông và khu Nam là những khu vực khởi nguồn của cơn sốt đất trong thời gian qua. Thì đất nền cưa khu phía Tây thành phố cũng đã tăng rất đột biến và kéo dài đến tận nửa đầu năm nay.
Phía Tây TP HCM gồm các quận 12, Tân Phú, Bình Tân và 3 huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh.
Cơn sốt được ghi nhận ở địa phương này bắt đầu từ quý III năm 2016. Các quận 12, Tân Phú, Bình Tân được cho là 3 khu vực có chuyển biến hạ tầng tích cực nhất. Tốc độ đô thị hóa ở khu vực này cũng rất nhanh, mật độ dân cư đông đúc và có mức tăng giá từ 70-100%. Trong khi đó, các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh là những địa phương kém phát triển hơn thì cũng tăng giá gấp 2-3 lần.
Cơn sốt đất ở phía Tây TP HCM được cho là có diễn biến phức tạp nhất thị trường thành phố. Vì những địa phương này chịu ít sự tác động của hạ tầng mới. Thay vào đó, các thông tin có giá trị tham khảo mới là nguyên nhân tạo nên cơn sốt.
TP HCM thời gian qua cũng có công bố kế hoạch nâng bậc một số huyện vùng ven để xét lên quận. Hứa hẹn sẽ nâng cấp dần cơ sở hạ tầng cho các địa phương trên. Đây chính là nguyên nhân kích giá đất tại các địa bàn này lên cao.
Bên cạnh đó các siêu dự án liên tục được giới thiệu trong thời gian qua cũng đã trở thành luồng thông tin nhạy cảm kích giá đất tăng nhanh.Cụ thể, dự án Thành phố Mới (New City) và Đại lộ ven sông Sài Gòn (nối huyện Củ Chi với quận 1) chính là những dự án bất ngờ nhất được công bố.
Tuy nhiên, những thông tin chính xác thì cũng chưa phải là cơ sở bền vững để tăng giá đất. Vì còn phải phụ thuộc vào thời gian triển khai và tính khả thi của các dự án đó.