Để giảm ùn tắc giao thông: Chuyển trụ sở bộ, ngành khỏi trung tâm

70ha đất tại khu trung tâm Tây Hồ Tây và Mễ Trì sẽ được dành để xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ... Theo các chuyên gia, việc sớm di dời trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước khỏi nội đô không chỉ giảm bớt áp lực giao thông cho khu vực trung tâm Hà Nội, mà còn phù hợp với quy hoạch chung của Thủ đô...

70ha đất tại khu trung tâm Tây Hồ Tây và Mễ Trì sẽ được dành để xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ... Theo các chuyên gia, việc sớm di dời trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước khỏi nội đô không chỉ giảm bớt áp lực giao thông cho khu vực trung tâm Hà Nội, mà còn phù hợp với quy hoạch chung của Thủ đô...
Một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội là có quá nhiều cơ quan, công sở ở trung tâm. Ảnh: Khánh Huy
Hà Nội sẽ có hai trung tâm hành chính
Thay vì tập trung với mật độ dày đặc tại khu vực trung tâm Hà Nội, trụ sở của nhiều cơ quan thuộc Chính phủ sẽ được di chuyển khỏi nội đô. Theo phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mới đây, trụ sở của các đơn vị sẽ tập trung tại khu trung tâm Tây Hồ Tây với quy mô khoảng 20ha và khu Mễ Trì với quy mô khoảng 55ha. Đồ án quy hoạch này sẽ phải hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý II-2017.
Thực tế cho thấy, áp lực giao thông khu vực nội đô ngày càng lớn với tình trạng tắc đường gia tăng trầm trọng. Tại hội nghị trực tuyến tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết 16/2008/CP của Chính phủ về khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, lãnh đạo TP Hà Nội đã thẳng thắn nhìn nhận, giao thông của Thủ đô còn gặp một số vấn đề, trong đó tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp.
Trước thực trạng này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, thời gian tới sẽ huy động lực lượng để giảm ùn tắc giao thông. Bên cạnh việc kiến nghị Bộ Giao thông - Vận tải, Bộ Công an phối hợp với Hà Nội trong bảo đảm an toàn giao thông, ưu tiên bố trí vốn thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn Hà Nội, Chủ tịch thành phố cũng nhấn mạnh việc các bộ, ngành cần sớm di dời trụ sở ra khỏi nội đô theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ.
Được biết, đã có 9 cơ quan được bố trí đất để chuyển trụ sở khỏi nội đô, nhưng 7 đơn vị tiếp tục giữ trụ sở cũ hoặc bàn giao cho cơ quan trung ương quản lý, 2 cơ quan được chuyển đổi mục đích sang đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng cho thuê. Cụ thể, Bộ Nội vụ đã chuyển về trụ sở mới ở phố Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy. Trụ sở cũ tại 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng được giữ làm trụ sở cho các đơn vị và trường đào tạo cán bộ thuộc Bộ Nội vụ...
Rời trụ sở mới, chưa trả trụ sở cũ
Nhận xét về việc điều chỉnh quy hoạch trụ sở các cơ quan nhà nước tới đây sẽ tập trung tại khu vực Mễ Trì, ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, thay vì trở thành trung tâm hành chính, khu Tây Hồ Tây nên phát triển thành khu thương mại, dịch vụ, bởi nằm trên trục Hồ Tây - Ba Vì đã được quy hoạch là trục thương mại lịch sử kết hợp văn hóa.
Khu đất hơn 55ha ở Mễ Trì dự kiến làm trung tâm triển lãm quốc gia trước đây nay được chuyển thành trung tâm hành chính là hợp lý. Vì, khu vực này gần Đại lộ Thăng Long, nằm ngoài Vành đai 3, trong tương lai có đường sắt đô thị. Đây là khu vực đang phát triển, có thể chịu được áp lực giao thông.
Cùng quan điểm này, ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng cho rằng, nên phát triển Mễ Trì thành khu hành chính tập trung vì đất đai rộng rãi, gần Trung tâm Hội nghị quốc gia. Trong khi đó, khu Tây Hồ Tây còn ít diện tích đất trống. Trong 5 năm tới, Nhà nước cần đẩy nhanh xây dựng trụ sở các bộ, ngành, vì có nhiều công trình xây dựng dở dang ở khu Mễ Trì nên chưa tạo ra bộ mặt trung tâm hành chính của Thủ đô.
Song, điều đáng lo là các bộ, ngành nấn ná không muốn di chuyển khỏi trung tâm, hoặc không có tiền để xây trụ sở mới. Chính phủ nên yêu cầu các bộ, ngành cam kết di chuyển, trả lại trụ sở cũ.
KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cũng cho rằng, một trong những vấn đề đáng lưu tâm là sau khi các đơn vị di dời xong thì trụ sở cũ sử dụng thế nào. Bởi, đất cũ trong định hướng quy hoạch là xây dựng các công trình công cộng, không gian xanh và một số công trình nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, nhưng cơ chế chính sách bàn giao như thế nào cho Hà Nội thì chưa có. Đồng quan điểm này, ông Trần Ngọc Chính cũng cho rằng, vừa qua, sau khi xây trụ sở mới, một số bộ chưa trả lại trụ sở cũ, thể hiện tinh thần chưa nghiêm túc.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24