Đất vườn có phải đất nông nghiệp? Đất ruộng và đất vườn là gì? Những điểm giống và khác nhau giữa hai loại đất này là gì? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là những người đang sinh sống ở nông thôn. Hai loại đất này đều có những điểm khác nhau và không được xây dựng nhà cửa trên đó nếu chưa được cơ quan nhà nước cấp phép. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Đất ruộng là gì?

Đất ruộng là đất nông nghiệp, năm 2013 trong luật đất đai ban hành có quy định rõ. Đây là loại đất được nhà nước giao cho dân để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, thí nghiệm,... Theo thống kê cho thấy diện tích đất nông nghiệp của nước ta là khá nhiều bởi xuất phát điểm nước ta là một nước nông nghiệp. Những năm gần đây, khi tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng nhanh thì diện tích đất ruộng cũng bị thu hẹp lại đáng kể.

Đất ruộng là gì?

Đất ruộng là gì?

Đất vườn là gì?

Chính xác thì cho tới thời điểm hiện tại, trong luật đất đai không có quy định về loại đất vườn. Nhưng chúng ta cũng có thể hiểu nôm na là đất vườn là đất thổ vườn, bao gồm phần đất trồng cây hàng năm và cả đất thổ cư (đất ở) trong cùng một thửa. Khái niệm nay có lẽ những người sống ở vùng nông thôn hoặc những kiểu nhà mặt đất, biệt thự vườn ở thành phố sẽ dễ hiểu hơn. Bởi hiện nay đa số ở những vùng đông dân cư, các thành phố lớn thì đất vườn, đất ruộng là không có, rất hiếm.

Đất vườn là gì?

Đất vườn là gì?

Đất ruộng và đất vườn có phải là một loại không?

Câu trả lời cho câu hỏi này là không. Mỗi loại đất sẽ có những tính chất và quy định sử dụng, đối tượng sở hữu quyền quản lý là khác nhau. Đất ruộng và đất vườn cũng có những điểm khác nhau. Có thể kể đến như là đất vườn thì bắt buộc phải là cùng một thửa với đất thổ cư hoặc đang có nhà ở. Thì phần diện tích còn lại của thửa đất được gọi là đất vườn, bao gồm đất ao, đất trồng cây,...

Đất ruộng và đất vườn là hai loại khác nhau, có tính chất và quy định khác nhau

Đất ruộng và đất vườn là hai loại khác nhau, có tính chất và quy định khác nhau

Tuy nhiên, một điểm chung của đất ruộng và đất vườn là chủ sở hữu không được phép tự ý xây dựng nhà hoặc công trình trên khu vực này. Nếu muốn xây dựng, chủ sở hữu buộc phải làm thủ tục chuyển đổi và được các cơ quan phê duyệt. Chủ sở hữu dù cố tình hay vô tình vi phạm vấn đề này đều sẽ bị xử phạt theo luật riêng. Nếu bạn cũng đang sở hữu đất không phải đất thổ cư thì phải thật cẩn trọng khi xây dựng để tránh rắc rối nhé.

Đất vườn có phải đất nông nghiệp và được cấp sổ đỏ không?

Thực tế thì đất vườn vẫn là đất không được phép xây nhà nếu chưa thực hiện chuyển đổi kế hoạch sử dụng đất. Đất vườn vẫn thuộc loại đất nông nghiệp vì đất vườn được dùng để trồng trọt hoa màu, chăn nuôi là chính. Có rất nhiều người thắc mắc rằng, vậy thì đất ruộng và đất vườn có được cấp sổ đỏ hay không. Theo luật đất đai thì việc được cấp hay không sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Đất nông nghiệp có thể được cấp sổ đỏ

Đất nông nghiệp có thể được cấp sổ đỏ

Điều kiện để được cấp sổ đỏ bao gồm:

  • Đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/07/2004
  • Không có dấu hiệu vi phạm luật đất đai như xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích,...
  • Không có tranh chấp xảy ra và chủ sở hữu phải chứng minh được điều này
  • Phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch sử dụng đất và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đôi với những khu vực đã có quy hoạch hay dự án quy hoạch.

Thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở

Khi xã hội ngày càng phát triển mạnh thì việc dân số tăng, dãn cách dân càng được đẩy mạnh. Mọi người cũng có xu hướng chuyển đổi các loại đất nông nghiệp sang đất thổ cư nhiều hơn để sinh sống. Theo điều 69 nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thủ tục xin chuyển đổi sẽ bao gồm:

Một số thủ tục hồ sơ xin chuyển đổi sang đất ở

Một số thủ tục hồ sơ xin chuyển đổi sang đất ở

  • Người sử dụng, sở hữu đất nộp đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng và kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ này sẽ là Phòng tài nguyên môi trường tại huyện sở hữu đất.
  • Phòng tài nguyên môi trường tại huyện sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, xác minh thực địa cũng như nhu cầu, nguyện vọng của người sở hữu đất. Nếu đủ điều kiện và không có gì bất thường thì hồ sơ sẽ được trình lên Ủy ban nhân dân và tiến hành chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai. Trong trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện chuyển đổi thì bên cơ quan sẽ trả lại hồ sơ và nêu lý do tại sao không được chuyển đổi. Nếu có thể khắc phục lý do thì chủ sở hữu tiếp tục chỉnh sửa hồ sơ.
  • Sau khi đã được xác nhận là có thể chuyển đổi thì chủ sở hữu sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp một số lệ phí và tiền chuyển đổi đất. Về cách quy đổi thành tiền như thế nào thì cơ quan sẽ có công thức tính toán và quy đổi riêng bạn có thể hỏi trực tiếp. Sau khi hoàn tất tài chính thì bạn sẽ được cấp mới sổ đỏ trong khoảng từ 5-10 ngày tùy vào tình hình.

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã đưa đến cho bạn đọc một số thông tin về đất ruộng và đất vườn. Trong quy định của pháp luật thì bất cứ loại đất nào thuộc sở hữu của nhà nước người sử hữu đều không được phép tự ý xây dựng, phá hoại nếu chưa được cấp phép. Trước khi thực hiện những dự định riêng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ các vấn đề pháp lý liên quan để tránh rắc rối về sau nhé.