Đằng sau Dự án “Thủ phủ hàng không” Long Thành - Bài 1: Chưa được nghiên cứu đầy đủ

Để triển khai dự án, ngay từ năm 2002, Bộ GT-VT và UBND tỉnh Đồng Nai đã thực hiện một loạt công việc cho các báo cáo tiền khả thi. Trong đó, Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Viện Khoa học môi trường và phát triển (VESDEC) lập và Báo cáo về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của UBND tỉnh Đồng Nai, tính đến nay dù đã qua nhiều lần chỉnh sửa nhưng vẫn còn quá nhiều sai sót. PV Báo SGGP đã đi thực tế để đối chiếu với 2 bản báo cáo quan trọng này của dự án.

Để triển khai dự án, ngay từ năm 2002, Bộ GT-VT và UBND tỉnh Đồng Nai đã thực hiện một loạt công việc cho các báo cáo tiền khả thi. Trong đó, Báo cáo đánh giá tác động môi trường do Viện Khoa học môi trường và phát triển (VESDEC) lập và Báo cáo về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của UBND tỉnh Đồng Nai, tính đến nay dù đã qua nhiều lần chỉnh sửa nhưng vẫn còn quá nhiều sai sót. PV Báo SGGP đã đi thực tế để đối chiếu với 2 bản báo cáo quan trọng này của dự án.

Suối Cả bắt nguồn từ Long Khánh, Đồng Nai đang có nguy cơ biến mất.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Chưa sát thực tế

Phương pháp nghiên cứu Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được VESDEC đưa ra theo báo cáo là phương pháp chuẩn trên thế giới cho các dự án cảng hàng không. Thế nhưng, số liệu của các phương pháp tiêu chuẩn để thu mẫu và phân tích các mẫu môi trường vật lý và môi trường sinh học mà ĐTM đề cập lại có sự khác biệt so với thực tế.

Cụ thể, việc lấy mẫu các thành phần môi trường tại 6 xã vùng dự án (Long An, Long Phước, Bình Sơn, Suối Trầu, Cẩm Đường và Bàu Cạn thuộc huyện Long Thành và Cẩm Mỹ), đã không xét đến yếu tố tác động môi trường sinh thái. Hệ thống sông suối, ao hồ, địa chất… trong vùng dự án chưa được nghiên cứu đầy đủ và cặn kẽ mức độ ảnh hưởng. Phần lớn diện tích của 2 xã Bình Sơn và Suối Trầu nằm trong vùng dự án có 2 con suối là suối Trầu và suối Cả chảy qua chi phối và tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của hàng ngàn hộ dân và môi trường sinh thái cho cả vùng trong bán kính hàng trăm km2 đã không được nói đến trong ĐTM.

Chưa kể, phía thượng lưu suối Cả hiện có con đập và hồ chứa nước Cầu Mới có tác dụng tưới tiêu, phục vụ đời sống sinh hoạt, điều tiết lũ hạ du, điều hòa khí hậu, cải thiện mạch nước ngầm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên…, ĐTM cũng không đề cập đến khi xây dựng dự án phải lấp đi 2 con suối phía hạ lưu. Chắc chắn, hồ chứa nước Cầu Mới và dòng nước của suối Trầu và suối Cả đổ ra sông Thị Vải sẽ vĩnh viễn bị mất khi xây dựng Sân bay Long Thành, và những tác động tiêu cực đối với môi trường thiên nhiên, cuộc sống con người của nhiều thế hệ không thể lường hết được.

Các yếu tố về văn hóa bản địa, tập quán sinh sống, tôn giáo… của hàng chục ngàn cư dân cư trú trong vùng dự án qua đối chiếu với thực tế, chúng tôi thấy các số liệu dẫn chứng trong ĐTM còn sơ sài, thiếu chính xác. Trong đó, như nhận định của lãnh đạo UBND xã Suối Trầu, trên địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống như: Chăm, Hoa, Ba Na…, dù số lượng ít, nhưng cũng là một cộng đồng dân cư, đã không được đánh giá cụ thể sự tác động về môi trường sống và văn hóa tập tục nếu phải di dời họ đến nơi khác sinh sống.

Về tác động môi trường trong 3 giai đoạn của dự án (tiền xây dựng, xây dựng, vận hành), phần tác động đến môi trường vật lý, ĐTM nêu: Không đáng kể. Điều này là không chính xác. Ý kiến từ người dân và chính quyền địa phương của 6 xã vùng dự án đều bày tỏ lo ngại về mức độ ô nhiễm môi trường vật lý như: âm thanh, ánh sáng, sóng điện từ, lực, nhiệt và phóng xạ… của Sân bay Long Thành khi đi vào hoạt động. Điều đáng nói là ĐTM phân tích mức độ ảnh hưởng đến gần 6.000 hộ dân di dời ra khỏi vùng dự án, song đã không đề cập các vùng đô thị xung quanh sân bay được UBND tỉnh Đồng Nai quy hoạch xây dựng trong nay mai với số dân lên đến hơn 100 ngàn người.

Theo UBND xã Long An (huyện Long Thành), diện tích nằm trong sân bay của xã chỉ hơn 300ha, nhưng phần lớn đất còn lại của 3.300ha được quy hoạch khu đô thị, trung tâm thương mại với số dân trên 20 ngàn người. Tác động của môi trường vật lý đối với vùng dân cư này sẽ rất lớn, nhưng ĐTM đã không đưa ra được khuyến nghị nào để có các biện pháp giảm thiểu tác hại.

Các nhận định khác về tác động do biến đổi khí hậu (lũ lụt, khô hạn, nước biển dâng…), môi trường sinh học… được ĐTM đánh giá là “không đáng kể”, cũng được cho là chưa thuyết phục, cần được thẩm định, đánh giá qua thực tế một cách chính xác nhất.

Bản đồ tổng thể quy hoạch sân bay Long Thành và khu vực xung quanh sân bay.

Người dân vùng dự án: “Chưa biết sống bằng gì khi phải di dời”

Đó là ý kiến bày tỏ tâm tư, suy nghĩ của các hộ dân sống trong vùng dự án khi chúng tôi hỏi về cuộc sống sau này phải di dời đến nơi ở mới. Đối chiếu với bản báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, chúng tôi thấy nhiều số liệu không chính xác.

Cụ thể, diện tích đất phải thu hồi phục vụ dự án là 5.000 ha; số hộ dân bị ảnh hưởng do thu hồi đất là 5.381 hộ với 17.039 nhân khẩu. Số liệu trên là không chính xác so với thực tế. Xã Suối Trầu có diện tích 1.488ha bị thu hồi gần như hoàn toàn, chỉ còn khoảng gần 100ha. Xã cho biết số dân đang sinh sống hiện nay là 6.000 người. Xã Bình Sơn có 13.000 dân, gần 50% diện tích đất trong số 4.500ha bị thu hồi. Các xã khác trong vùng dự án như: Long An, Long Phước, Cẩm Đường, Bàu Cạn theo phản ánh của chính quyền địa phương cũng vào khoảng gần 15 ngàn dân bị ảnh hưởng.

Chưa kể, 6 xã trong vùng dự án hiện có khoảng hơn 10 ngàn người sống tạm trú, di dân từ nơi khác đến làm ăn sinh sống, đã không được UBND tỉnh Đồng Nai đưa vào báo cáo để có phương án di dời, tái định cư, đào tạo, giải quyết việc làm cho họ khi triển khai dự án.

Về chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm, trong 5.381 hộ phải di dời, UBND tỉnh Đồng Nai báo cáo có 3.360 hộ sản xuất nông nghiệp. Số liệu này đã không đề cập đến hàng ngàn hộ công nhân trong các nông trường cao su, nằm trong phần lớn diện tích đất (hơn 4.300/5.000 ha) của dự án. Hàng chục ngàn dân sẽ phải đi đâu, đào tạo nghề nghiệp gì cho họ, sinh sống ra sao sau khi di dời đến nơi ở mới…, đã không được UBND tỉnh Đồng Nai tính toán một cách cụ thể để đề ra các chính sách và giải pháp khả thi nhất khi dự án đi vào triển khai.

Một vấn đề khác cũng cần đề cập đến là công tác quy hoạch xây dựng khu vực xung quanh Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được UBND tỉnh Đồng Nai lập, có mối liên hệ rất lớn đến dự án, nhưng dường như chưa có sự liên kết, bảo đảm các yếu tố khả thi. Theo đó, sẽ có hơn 21.000ha xung quanh sân bay Long Thành được quy hoạch phát triển thành những siêu đô thị. Và hàng loạt những vấn đề liên quan khác mà chúng tôi đề cập ở phần trên của bài viết này đã không được tính đến một cách cặn kẽ, khoa học và mang tính thuyết phục cao. Để dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được phê duyệt, những vấn đề rất lớn và hệ trọng được báo cáo, thẩm định và làm rõ.

Bài 2: “Đi tắt, đón đầu”

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24