Công ty Cường “Đô la” vùng vẫy thoát hiểm

NoiThatXhome.vn - Tính đến cuối quý 3/2014 là gần 4 năm Công ty CP Quốc Cường – Gia Lai (QCG) chỉ có lợi nhuận ở mức tượng trưng. Tuy nhiên, kết quả này cũng chưa phản ánh hết tình trạng khó khăn thật sự của Công ty khi gánh nặng nợ nần rất lớn và nhiều dự án không thể triển khai. Trong điều kiện khó khăn đó, QCG đang vùng vẫy thoát hiểm bằng cách bán lại dự án, hợp tác đầu tư với những doanh nghiệp bất động sản khác.

NoiThatXhome.vn - Tính đến cuối quý 3/2014 là gần 4 năm Công ty CP Quốc Cường – Gia Lai (QCG) chỉ có lợi nhuận ở mức tượng trưng. Tuy nhiên, kết quả này cũng chưa phản ánh hết tình trạng khó khăn thật sự của Công ty khi gánh nặng nợ nần rất lớn và nhiều dự án không thể triển khai. Trong điều kiện khó khăn đó, QCG đang vùng vẫy thoát hiểm bằng cách bán lại dự án, hợp tác đầu tư với những doanh nghiệp bất động sản khác.

Tình trạng tài chính tồi tệ

Trong 9 tháng đầu năm 2014, doanh thu hợp nhất của QCG đạt 399 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Tuy doanh thu của công ty đã tăng nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty tiếp tục âm gần 3 tỷ đồng. QCG có lợi nhuận sau thuế 6,4 tỷ đồng nhờ khoản thuế thu nhập hoãn lại là 9,3 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước lợi nhuận sau thuế của QCG cũng đạt 3 tỷ đồng nhờ thuế thu nhập hoãn lại.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của QCG liên tục âm trong gần 4 năm qua. Lợi nhuận sau thuế dương nhờ lợi nhuận khác hoặc thuế thu nhập hoãn lại. Nguồn: Báo cáo tài chính DN

Trước đó năm 2011, công ty đã thua lỗ gần 40 tỷ đồng, còn các năm 2012 và 2013 chỉ đạt lợi nhuận ở mức tượng trưng nhờ những khoản lợi nhuận “bất thường”. Kết quả kinh doanh này đã phần nào phản ánh tình trạng khó khăn của Công ty.

Sự khó khăn của QCG còn thể hiện trong cơ cấu tài chính kém bền vững và hàng tồn kho lớn của doanh nghiệp này. Theo báo cáo tài chính quý 3 năm 2014, tỷ lệ trên vốn chủ sở hữu đến 30/09/2014 của công ty lên đến 2 lần. Đây là một tỷ lệ đòn bẩy tài chính khá cao và rủi ro. Đặc biệt trong đó công ty có khoản nợ vay ngắn hạn là 294 tỷ đồng, nợ vay dài hạn là 1.680 tỷ đồng. Tổng số nợ ngắn hạn và dài hạn của QCG gần tương đương vốn chủ sở hữu. Điều đáng nói là hầu như Công ty phải liên tục vay tiền để trả các khoản nợ đáo hạn và lãi suất do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không đủ để trả nợ.

Hiện “nạn nhân” lớn nhất trong món nợ QCG là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Cụ thể, QCG đang nợ BIDV – CN Quang Trung lên đến 1.559 tỷ đồng. Toàn bộ khoản nợ này tài trợ cho dự án Phước Kiểng. Số nợ dài hạn này đang chiếm tới gần 80% tổng nợ của Công ty. Theo báo cáo tài chính của Công ty này thì hàng tồn kho tại dự án này lên đến 2.843 tỷ đồng, chiếm 82% tổng hàng tồn kho của QCG. Hàng tồn kho của dự án này năm 2013 và 9 tháng 2014 mỗi năm tăng gần 100 tỷ đồng, chủ yếu là do lãi vay vốn hóa. Như vậy, đã gần 2 năm dự án này gần như bất động.

Bên cạnh việc “chôn vốn” ở dự án “siêu khủng” này thì số tiền của QCG còn nằm rãi rác ở nhiều công ty và dự án khác nhau. Trong đó nhiều dự án đang triển khai chậm tiến độ hoặc đang “đắp chiếu”.

Dự án Phước Kiểng Nhà Bè đang là dự án lớn nhất và cũng là dự án chiếm lượng hàng tồn kho, vốn vay lớn nhất của QCG. Trong vài năm gần đây Công ty đang “mắc kẹt” trong dự án này.

Vùng vẫy thoát hiểm

Dù những số liệu từ báo cáo tài chính cho thấy QCG vẫn chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” tuy nhiên những nhà đầu tư cổ phiếu này ắt hẳn sẽ rất vui mừng. Tính từ đầu tháng 8 đến nay cổ phiếu này đã tăng gần 40%. Đây có lẽ là một mức sinh lời đáng mơ ước của bất kỳ một nhà đầu tư nào. Đặc biệt, giá cổ phiếu QCG vẫn đứng khá vững trong cơn bão của thị trường thời gian gần đây. Đây quả là một thành tích đáng nể và có lẽ đang phản ánh một điều gì đó “bất thường” của Công ty.

Trong thời gian gần đây trên sàn giao dịch bất động sản Novaland bổng dưng rao bán dự án The Tresor tại 39-39B Bến Vân Đồn. Theo thông tin rao bán này thì tòa nhà có 33 tầng, diện tích căn hộ từ 64 đến 120m2. Trước đó, cũng tại vị trí này đây là dự án có tên Blue Diamond, nằm trên diện tích 5.725m2, tòa nhà 30 tầng do Công ty TNHH Phú Việt Tín làm chủ đầu tư.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính của QCG thì dự án 39 Bến Vân Đồn có tổng giá trị đầu tư là 453 tỷ đồng. Đây là khoản đầu tư mua lại cổ phần của Công ty TNHH Phú Việt Tín. Số liệu này mới chỉ xuất hiện trên báo cáo tài chính của QCG từ quý 3 năm 2014, trong số ngay trước đó là quý 2 vẫn chưa xuất hiện. Một số nguồn tin cho rằng Quốc Cường Gia Lai đã bán dự án này cho Novaland với giá hơn 830 tỉ đồng. Với thông tin hiện tại không biết chính xác QCG có lợi nhuận bao nhiêu từ dự án này vì không biết tỷ lệ sở hữu tại đây. Tuy nhiên, nhiều khả năng lợi nhuận từ dự án này không lớn vì QCG mới chỉ sở hữu dự án này trong chưa được 3 tháng trước khi sang tên.

Với dự án quan trọng nhất của QCG là Dự án Phước Kiểng – Nhà Bè, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT cho biết đang có kế hoạch liên doanh với một doanh nghiệp lớn trong ngành bất động sản là Phú Mỹ Hưng. Theo đó, Phú Mỹ Hưng sẽ góp 51% vốn để triển khai dự án này và hiện đang hỗ trợ Quốc Cường Gia Lai trong việc tư vấn làm bờ kè và các hạng mục hạ tầng.

Dự án Phước Kiểng Nhà Bè đang là dự án lớn nhất và cũng là dự án chiếm lượng hàng tồn kho, vốn vay lớn nhất của Công ty. Trong vài năm gần đây QCG đang “mắc kẹt” trong dự án này. Do vậy, việc liên doanh để giải thoát được khỏi dự án này sẽ là một thành công của công ty. Đây cũng là điểm mấu chốt giúp QCG phần nào thoát khỏi những khó khăn hiện nay.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24