Hộ gia đình, cá nhân được phép chuyển mục đích SDĐ phải nộp tiền SDĐ ĺà hộ nghèo theo quy định của Chính phủ và hộ dân tộc ít người được ghi “nợ tiền SDĐ" trên Giấy chứng nhận quyền SDĐ theo quy định nếu có đơn đề nghị được nợ tiền SDĐ.
Khi thanh toán nợ, người SDĐ phải nộp tiền SDĐ theo giá đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận và được trả nợ dần trong thời hạn tối đa là 5 năm; sau 5 năm mà chưa trả hết nợ tiền SDĐ thì người SDĐ phải nộp tiền SDĐ theo giá đất tại thời điểm trả nợ.
Trường hợp đã được ghi nợ tiền SDĐ trước ngày 1/3/2011 (ngày Nghị định số 120/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) mà chưa thanh toán nợ thì nay được áp dụng quy định về thanh toán nợ tại bản Quy định này; trong thời hạn tối đa là 5 năm kể từ ngày 1/3/2011, người SDĐ được thanh toán nợ tiền SDĐ theo giá đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền SDĐ; sau 5 năm mà chưa trả hết nợ tiền SDĐ thì người SDĐ phải nộp tiền SDĐ theo giá đất do UBND thành phố quy định tại thời điểm trả nợ.
Quyết định 40/2011/QĐ-UBND cũng lưu ý, khi hộ gia đình, cá nhân thực hiện các giao dịch về quyền SDĐ (chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền SDĐ), tặng cho quyền SDĐ đối với người ngoài diện thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật Đất đai) hoặc được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi thì phải nộp cho Nhà nước số tiền còn nợ. Dù đất đã có Giấy chứng nhận quyền SDĐ (nhưng còn ghi nợ tiền phải nộp cho Nhà nước) thì các giao dịch về quyền SDĐ đối với mảnh đất này đều không có giá trị pháp lý.
Trả nợ tiền sử dụng đất tại thời điểm nào?
Theo quy định của UBND TP, trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã kê khai và nộp đủ hồ sơ hợp lệ xin chuyển mục đích sử dụng đối với đất đang sử dụng không phải đất ở sang đất ở tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày 1/3/2011 thì áp dụng thu tiền SDĐ theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định số 120/2010/NĐ-CP có hiệu lực. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ tiền SDĐ thì khi thanh toán nợ, hộ gia đình, cá nhân được thanh toán theo số tiền nợ đã ghi trên Giấy chứng nhận.
Nếu hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ tiền SDĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP thì nay được áp dụng thanh toán nợ theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định số 120/2010/NĐ-CP. Cụ thể: trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 1/3/2011, hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan Thuế để kê khai và thanh toán nợ thì hộ gia đình, cá nhân được trả nợ theo giá đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền SDĐ.Trường hợp sau 5 năm, hộ gia đình, cá nhân mới thanh toán nợ hoặc trong thời hạn 5 năm mà chưa thanh toán hết nợ thì thực hiện việc thanh toán nợ theo quy định của Bộ Tài chính.
Trách nhiệm của người được phép chuyển mục đích SDĐ
Nếu đối tượng được phép chuyển mục đích SDĐ mà chậm nộp tiền SDĐ vào ngân sách nhà nước thì người SDĐ bị phạt tính trên số tiền SDĐ phải nộp.
Trường hợp không được ghi nợ tiền SDĐ thì người được phép chuyển mục đích SDĐ thực hiện nộp tiền SDĐ và các khoản nghĩa vụ tài chính khác theo quy định vào ngân sách nhà nước, chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày UBND cấp huyện ký Quyết định phê duyệt giá đất tính thu tiền SDĐ. Sau thời hạn 6 tháng kể từ ngày UBND cấp huyện ký Quyết định phê duyệt giá đất tính thu tiền SDĐ, nếu người được phép chuyển mục đích SDĐ chưa thực hiện nộp tiền SDĐ theo quy định thì UBND cấp huyện bãi bỏ quyết định cho phép chuyển mục đích SDĐ.
Quyết định 40 cũng nêu rõ, nếu có phần diện tích nằm trong phạm vi chỉ giới mở đường quy hoạch, hành lang bảo vệ an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật, đê, sông, kênh, mương; di tích lịch sử- văn hóa, danh lam, thắng cảnh; công trình an ninh, quốc phòng thì chỉ được sử dụng theo hiện trạng, không được đầu tư xây dựng công trình, khi Nhà nước thu hồi phải bàn giao lại theo quy định..
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: