Có nên điều chỉnh thuế thép?

Về đề xuất tăng thuế xuất khẩu phôi thép, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) không đồng tình, vì chính sách này không chỉ gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp, mà còn chưa phù hợp với thực trạng ngành sản xuất thép trong nước hiện nay...

Về đề xuất tăng thuế xuất khẩu phôi thép, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) không đồng tình, vì chính sách này không chỉ gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp, mà còn chưa phù hợp với thực trạng ngành sản xuất thép trong nước hiện nay...

Tăng thuế xuất khẩu phôi thép để ổn định nguồn cung cho thị trường trong nước.

Lý giải về đề xuất điều chỉnh này, Bộ Tài chính nêu rõ, giá thép xây dựng trong nước liên tục tăng mạnh chủ yếu là do tăng giá nguyên liệu sản xuất thép và ngành thép phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài. Việc giá thép tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ và giải ngân cũng như chi phí dự phòng của các dự án, đặc biệt các dự án đầu tư công; ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất.

Bình ổn thị trường và tăng năng lực cạnh tranh

Phân tích chi tiết hơn, Bộ Tài chính cho rằng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối một số loại sắt thép xây dựng đã được áp dụng trong một thời gian dài với mức tương đối cao, lên đến 15%, 20% và 25%.

Do đó, để góp phần hạ giá mặt hàng thép xây dựng, thúc đẩy các doanh nghiệp giảm chi phí, đặc biệt trong bối cảnh giá nguyên liêu tăng cao, Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phôi thép và mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số loại sắt thép.

Cụ thể, tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ liên quan đến biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ điều chỉnh tăng thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng phôi thép (nhóm 72.06 và 72.07) từ 0% lên 5%, đồng thời giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm thép xây dựng xuống còn từ 10 - 15%.

Thực hiện theo phương án tăng thuế xuất khẩu phôi thép, đồng thời giảm thuế nhập khẩu một số sản phẩm thép sẽ góp phần ổn định nguồn cung phôi thép cho thị trường trong nước, bình ổn giá trên thị trường và hạn chế được việc xuất khẩu phôi thép để giữ cho sản xuất trong nước, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thép trong dài hạn.

Về thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng thép, để góp phần giảm giá thép nguyên liệu đầu vào, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với một số mặt hàng thép.

Theo đó, điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế MFN đối với thép cốt bê tông thuộc nhóm 72.13, 72.14, 72.15 từ 20% xuống còn 15%; thép góc, khuôn, hình thuộc nhóm 72.16 và thép có răng khía thuộc nhóm 72.13 từ 15% xuống 10%. Đối với nhóm sắt thép không hợp kim cán phẳng thuộc 8 mã hàng của nhóm 72.10 giảm từ mức 20% và 25% xuống còn 15%.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng nêu trên tuy có một số ảnh hưởng làm giảm thu ngân sách nhà nước, nhưng mức ảnh hưởng dự báo không lớn do nhu cầu nhập khẩu các loại sắt thép này hiện nay là không cao. Đây là những loại thép mà trong nước cũng đã sản xuất được và cơ bản đáp ứng được nhu cầu.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh này sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đầu tư, đổi mới công nghệ để giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm thép nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh sẽ góp phần bình ổn thị trường trong nước, đồng thời, thúc đẩy ngành thép phát triển bền vững.

Trước đề xuất của Bộ Tài chính, VSA đã có Văn bản 41/2021/HHTVN trả lời Bộ Tài chính về việc góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57.

Theo đó, VSA và các nhà sản xuất thép Việt Nam kiến nghị Bộ Tài chính không điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phôi thép nhóm 72.06 và 72.07 và không giảm thuế nhập khẩu MFN đối với các mặt hàng thép thành phẩm thuộc nhóm 7213, 7214, 7215, 7216 và 7210.

Doanh nghiệp sẽ càng thêm khó khăn

Trong văn bản, VSA nêu rõ phương án đề xuất điều chỉnh thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng sắt thép của Bộ Tài chính chưa phù hợp với thực trạng ngành sản xuất thép trong nước hiện nay.

Lý do là kể từ đợt dịch bắt đầu bùng phát cuối tháng 4 đến thời điểm hiện tại, nhiều địa phương trên cả nước thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Chính phủ. Vì vậy, công tác xây dựng cơ bản từ công nghiệp đến dân dụng đều ngưng trệ, tình hình tiêu thụ thép trong nước đã giảm mạnh.

Cụ thể, bán hàng thép thành phẩm trong nước tháng 6/2021 đã giảm 20% so với tháng 5/2021 và chỉ tăng 1% so với cùng kỳ 2020, nếu loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng thì bán hàng nội địa giảm lần lượt 28% và 22%.

Tính chung 6 tháng năm 2021, tăng trưởng của ngành thép (bán hàng thép thành phẩm trong nước tăng 18%, trong khi xuất khẩu tăng trưởng 66%, nếu loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng) là kế thừa nỗ lực không ngừng của ngành thép trong năm 2020.

Xuất khẩu thép hiện tại là hướng mở rộng thị trường để tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, đảm bảo công ăn việc làm cho lao động của nhà máy, giữ vững phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp và đất nước trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh diễn biến rất phức tạp.

Trong 10 năm trở lại đây, xu hướng bảo hộ ngành thép gia tăng trên toàn thế giới ngay tại các quốc gia phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản… để bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước. Ngành thép Việt Nam đang từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại hoá để cải thiện sức cạnh tranh của ngành thép.

Trong bối cảnh đó, việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng thép trong nước (đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu một phần) sẽ làm thép từ bên ngoài tràn vào, đe dọa hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong nước vốn đang rất khó khăn.

Hơn nữa, với các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã, đang và sẽ ký với các quốc gia và khu vực đã là một thách thức với ngành thép Việt Nam, đặc biệt với các khối như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, hay Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực là những khu vực có các cường quốc sản xuất thép như Trung Quốc, Nhật Bản… Vì thế, việc điều chỉnh thuế như dự thảo Nghị định sửa đổi sẽ làm gia tăng khó khăn cho các nhà sản xuất thép trong nước.

Theo VSA, chính sách thuế xuất nhập khẩu nói chung và thuế xuất khẩu thép là những chính sách dài hạn góp phần thúc đẩy ngành sản xuất trong nước, trong đó có ngành thép, cũng như các ngành kinh tế trong nước phát triển bền vững chứ không phải là một giải pháp ngắn hạn trước mắt để xử lý các hiện tượng tăng giảm của thị trường nhất thời. Quan điểm của VSA là Chính phủ cần có chính sách nhất quán để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Trong văn bản này, VSA cũng cho biết tại thị trường trong nước, giá thép thành phẩm đang giảm từng ngày, thấp hơn so với các nước khác trong khu vực và thế giới. Tương lai giá thép trong nước vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi giá thị trường thế giới. Vì thế, nếu chính sách mới được áp dụng càng làm tăng áp lực tồn tại với các nhà sản xuất thép trong nước, thậm chí một số nhà sản xuất thép có thể phá sản.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24