Chuyên gia: RCEP giúp kinh tế Việt tăng tốc sau COVID-19

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng RCEP là động lực quan trọng giúp kinh tế Việt Nam tăng tốc sau đại dịch COVID-19.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng RCEP là động lực quan trọng giúp kinh tế Việt Nam tăng tốc sau đại dịch COVID-19.

Tăng tốc kinh tế sau đại dịch

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa được ký kết theo hình thức trực tuyến sau 8 năm đàm phán. RCEP bao gồm mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Chuyên gia: RCEP giúp kinh tế Việt tăng tốc sau COVID-19 - 1

Ngày 15/11, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết theo hình thức trực tuyến sau 8 năm đàm phán.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, RCEP với cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, cùng các biện pháp tạo thuận lợi thương mại… sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới, mở ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.

Theo đó, sau khi được ký kết và thực thi, RCEP sẽ tạo nên một khu vực thương mại tự do lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP gần 27 tỷ USD, chiếm khoảng gần 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, hài hòa quy tắc xuất xứ, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho thương mại.

“RCEP hứa hẹn giúp kinh tế Việt Nam tăng tốc kinh sau đại dịch COVID-19”, ông Long nói.

Vẫn theo ông Long, RCEP với 15 nền kinh tế có trình độ phát triển và nền kinh tế ở mức khác nhau, cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung cho nhau sẽ là cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp của các nước tham gia các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trên phạm vi toàn cầu.

“Doanh nghiệp Việt cần tìm cách tham gia sâu hơn, ở phạm vi rộng lớn hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần nhận thức, đánh giá lại năng lực hoạt động của chính mình. Và phải có chiến lược hoặc định hướng rõ về việc tham gia hoặc xây dựng chuỗi cung ứng”, chuyên gia cho hay.

RCEP tạo chuỗi cung ứng mới

Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, RCEP mở ra cơ hội thuận lợi cho tất cả các thành viên cũng như doanh nghiệp của các nước trong hiệp định để cơ cấu lại, định vị lại các chuỗi cung ứng và tham gia vào chuỗi giá trị trên phạm vi toàn cầu.

“Trong khi COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, xu hướng bảo hộ đang nổi lên, RCEP được ký kết đánh dấu mốc quan trọng trong hội nhập kinh tế của các nước tham gia đàm phán. Bên cạnh đó, với quy mô lớn và tính đa dạng của thị trường cũng như sự đa dạng của trình độ phát triển nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam và các nước RCEP hoàn toàn có đủ điều kiện để tính toán, xây dựng lại những chiến lược kinh doanh của mình và tham gia vào chuỗi cung ứng cho thị trường này”, ông Tuấn Anh nói.

Người đứng đầu ngành Công Thương cho rằng việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, hài hòa các quy tắc xuất xứ và tiếp tục đơn giản hóa, tạo thuận lợi hóa thương mại thông qua các hoạt động kết nối trong lĩnh vực sản xuất đầu tư… chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng các mối quan hệ đối tác và tìm kiếm những đối tác để xây dựng nên các thị trường cung ứng tham gia trong các lĩnh vực.

Ví dụ, trong lĩnh vực quy tắc xuất xứ, rõ ràng với những đối tác lớn trong ngành sản xuất của Việt Nam như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, thì các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như điện tử, may mặc, da giày sẽ có điều kiện thuận lợi để định vị và vận dụng những quy tắc xuất xứ này trên cơ sở đảm bảo được lợi ích tối đa của khu vực doanh nghiệp và các ngành sản xuất của chúng ta trong các chuỗi cung ứng.

Đồng thời, giúp khai thác tốt các thị trường, từ thị trường Trung Quốc, Úc, Nhật Bản… cho những sản phẩm của công nghiệp điện tử, dệt may, da giày.

“Tôi cho rằng, đó là những yếu tố mà chúng ta hoàn toàn có thể trông đợi để mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng một cách hiệu quả và bền vững”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Tuy vậy, theo PGS.TS Ngô Trí Long, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt nhiều khó khăn thử thách do nhiều đối tác trong RCEP có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam nhưng năng lực cạnh tranh mạnh hơn, trong khi chất lượng, hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm Việt còn khiêm tốn.

Đặc biệt, hàng hoá Việt vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn nhập khẩu, khả năng năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị, mức độ tham gia cung cấp thương mại dịch vụ toàn cầu còn khiêm tốn.

RCEP là hiệp định thương mại tự do (FTA) được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN và 6 đối tác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Tên đầy đủ của RCEP là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.

Các cuộc đàm phán về RCEP bắt đầu diễn ra vào cuối năm 2012, tại Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 tại Phnom Penh (Campuchia). Tuy nhiên Ấn Độ gần đây tuyên bố rút khỏi RCEP vì chưa phù hợp với mong muốn của họ.

Mục đích của RCEP là thiết lập sự hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa ASEAN với các đối tác, tập trung vào thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Nếu thành công, RCEP sẽ tạo ra khu vực kinh tế với 32% tổng GDP toàn cầu, chiếm 47,5% dân số thế giới.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đang gặp phải những trở lực nhất định của bảo hộ mậu dịch, sự xuất hiện của RCEP sẽ góp phần tạo lập cấu trúc thương mại mới trong khu vực, thúc đẩy toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại một cách bền vững.

Đặc biệt, khi thế giới chịu tác động nặng nề từ dịch COVID-19 vốn làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng, RCEP tạo sức bật mới, cú hích mới cho sự phát triển thương mại trong khu vực đặc biệt là giữa các nước tham gia ký kết ở khu vực. Hiệp định này cũng sẽ tạo ra không gian mới để các quốc gia thành viên ASEAN phục hồi sau ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24