Chọn đất làm nhà

Học nghề, cưới vợ, làm nhà, ấy là ba việc lớn trong đời người, không thể khinh suất. Khi tiến hành ba việc trên, nhất thiết đều phải biết chọn. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi chỉ xin bàn tới việc chọn đất làm nhà.

Học nghề, cưới vợ, làm nhà, ấy là ba việc lớn trong đời người, không thể khinh suất. Khi tiến hành ba việc trên, nhất thiết đều phải biết chọn. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi chỉ xin bàn tới việc chọn đất làm nhà.


Trong việc chọn đất làm nhà thì “nhân hòa” là yếu tố quan trọng nhất .

Khi chọn đất làm nhà, cần phải xác định rõ ba vấn đề sau đây:

Tính mục đích

Vấn đề này tuy nhỏ và rất dễ xác định nhưng phải đặt lên hàng đầu, vì nếu không sẽ hỏng việc.

Làm nhà để buôn bán thì phải nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ, nhưng làm nhà để nghiên cứu khoa học thì không cần tới “tam cận” nói trên. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây một ngôi nhà để các thầy tập trung ra đề thi hàng năm đã chọn một mảnh đất xa trung tâm thành phố tới 30km và ở giữa một cánh đồng. Nhà sáng tác của Hội Nhà văn đặt bên hồ Đại Lải, cách Hà Nội hơn 60km.

Để chuẩn bị tổ chức Đại hội lần thứ II của Đảng ta, Bác Hồ đã chỉ thị lập một tiểu ban đi tìm địa điểm để làm nhà cho Đại hội. Họa sĩ Mai Văn Hiến là một thành viên trong tiểu ban đó đã kể:

- Trước khi chúng tôi đi, Bác dặn: Địa điểm tổ chức Đại hội phải có suối trong lành, phải có cây to che bóng mát (vì lúc đó nước ta còn kháng chiến và còn phải giữ bí mật) và phải rộng rãi.

Cũng là chọn đất làm nhà nhưng là làm những ngôi nhà tạm để tổ chức hội họp chứ không phải ở lâu dài nên Bác Hồ chỉ dặn những điểm cơ bản nhất của phong thủy như mạch nước, thế đất và châm chước những yếu tố khác (như hướng gió chẳng hạn). Rõ ràng, ở đây tính mục đích rất được chú ý.

Về sau đoàn này đã chọn được một khu rừng ở Việt Bắc để làm nhà, tổ chức Đại hội, đấy là cái thế tựa vào núi, nhìn ra sông rất đẹp.

Tính hòa hợp

Khổng Tử rất trọng chứ “hòa”. Ông cho rằng: “Hòa vi quý”. Phương lược kinh doanh của tất thảy các nhà doanh nghiệp Nhật Bản là: “Trong hòa, ngoài tranh” (trong hòa hợp, ngoài cạnh tranh), đây là bảo bối của người Nhật, giúp họ gặt hái được nhiều thành công trên thương trường.

Với tính hòa hợp trong phong thủy, nhất là khi chọn đất làm nhà, thứ tự ưu tiên như sau: Thiên nhiên bằng địa, địa không bằng nhân. Nghĩa là trong sự hòa hợp trước hết phải chú ý đến sự hòa hợp với con người, thứ đến là đất và cuối cùng là sự hòa hợp với thiên nhiên.

Người Việt Nam ta có câu: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Ấy là rất tôn trọng tính hòa hợp với những người sẽ sống quanh mình. Trong việc chọn đất làm nhà thì “nhân hòa” là yếu tố quan trọng nhất.

Năm kia, một người bạn nhờ tôi đi xem đất hộ. Thân đất mà bạn tôi định mua vuông chằn chặn như miếng tiết, trước mặt có hồ rộng, thoáng, khí hậu nhu hòa, phía sau có nhà cao che đỡ, đó cũng là một dạng của thế đất “tựa núi trông sông” rất đẹp về phong thủy. Nhưng tôi đã khuyên bạn tìm nơi khác bởi hàng xóm tả, hữu của đất ấy là dân đao búa, nghiệp ngập mà bạn tôi lại là một ông giáo. Sau này, một viên chức mua mảnh đất ấy, nhưng chỉ mới xây tường bao thôi đã bị hàng xóm đập đi rồi, vị họ muốn tường bao ấy phải cách nhà họ ít nhất 30 phân. Thấy không thể ở được, ông viên chức nọ đành phải bán rẻ cho một “đại ca”. Và, với các “đại ca” thì đó là một mảnh đất tuyệt vời.

Trong đất có khí và nước, hai yếu tố cơ bản của phong thủy. Do đó sự hòa hợp với đất là rất cần thiết. Người có các bệnh về khớp không thể ở nơi đất ẩm. Người tạng hàn nên tránh nơi đất lạnh. Người tạng nhiệt tránh nơi đất nóng…

Cuối cùng là sự hòa hợp với thiên nhiên, nghĩa là khi chọn đất làm nhà phải chú ý đến cảnh quan xung quanh xem có đẹp đẽ, thoáng đãng không. Dân gian có câu: “Đất lành chim đậu”. Thuật phong thủy cũng nói rằng: “Nơi có nhiều tiếng chim hót là đất tốt”.

Tính phổ biến của phong thủy

Năm 1990, có người mở tiệm ăn ở thị trấn Ô Cách (Gia Lâm, Hà Nội) đã nhờ một nhà phong thủy xem đất và đặt cửa chính cho. Sau khi nhà hàng khai trương được ít hôm, có một đoàn thương gia Nhật Bản đã đặt bữa ở đây suốt mười hôm liền. Khi đoàn về Nhật, ông chủ quán mời cơm chiêu đãi và hỏi thật ông trưởng đoàn:

- Quán tôi mới mở, còn sơ sài lắm, tôi thật không hiểu vì sao lại được ngài cùng các quý vị ở đây hạ cố lui tới?

- Đúng là quán của ông còn đơn sơ, nhìn qua cũng biết là ông mới khởi nghiệp, nhưng ông mở cái cửa đẹp lắm, chính cái cửa ấy mời chúng tôi vào.

Khách trả lời như vậy vì thuật phong thủy có tính phổ biến nên ông khách người Nhật ấy đã nhận ra cái đẹp của khuôn cửa kia. Ngày nay, nhiều công ty phương Tây khi đặt văn phòng cũng rất chú ý tới việc xem đất, đặt cửa.

Tôn trọng tính phổ biến của phong thủy là tôn trọng những quan niệm lâu đời đã trở thành quy tắc trong dân gian. Và, những quy tắc đó, chúng tôi xin bàn ở bài sau.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24