Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc duyên hải miền Trung với những tiềm năng lớn về du lịch. Ninh Thuận không chỉ có những thế mạnh về biển mà còn là những danh lam thắng cảnh với nền văn hóa Chăm. Và để đón đầu các xu hướng phát triển động sản nơi đây, các nhà đầu tư cần nắm rõ chi tiết quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận. Dưới đây, xaydungxhome.vn xin được chia sẻ đến bạn các chi tiết đến bản kế hoạch sử dụng đất với Ninh Thuận.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận

Sơ lược về tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận là một tỉnh thành thuộc duyên hải miền Trung với đường biển dài 105km. Ninh Thuận tiếp giáp với các tỉnh thành là Khánh Hòa ở phía Bắc và Bình Thuận ở phía Nam, Lâm Đồng ở phía Tây và biển Đông ở phía Đông.

Ninh Thuận có thành phố Phan Rang đầy nắng gió với khu di tích Tháp Chàm nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 340 km về phía Bắc, trong khi đó cách thủ đô Hà Nội 1.380 km về phía Nam và cách thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa 100 km theo đường Quốc lộ 1A. Ngoài ra, Phan Rang còn cách thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng 110 km theo đường Quốc lộ 27. Đặc biệt Phan Rang- Tháp Chàm cách sân bay Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa khoảng 60 km nên rất thuận lợi cho việc di chuyển và vận chuyển.

Ninh Thuận với di sản Tháp Chàm và đường biển dài 105km nên có tiềm năng phát triển về du lịch biển và du lịch về văn hóa rất lớn. Bãi biển nổi tiếng của Ninh Thuận có thể kể đến bãi biển Bình Tiên, Bãi biển Ninh Chữ, Bãi biển Bình Sơn, Bãi biển Cà Ná cùng các công trình văn hóa kiến trúc cổ Chămpa gắn với các lễ hội văn hóa dân tộc Chăm.

Sơ lược về tỉnh Ninh Thuận

Sơ lược về tỉnh Ninh Thuận

Quy hoạch sử dụng đất Ninh Thuận

Kế hoạch quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận với giai đoạn 5 năm của tỉnh Ninh Thuận sẽ bao gồm các chi tiết như sau:

Phân bổ diện tích các loại đất năm 2021 (đơn vị ha)

  • Đất nông nghiệp: 335.534
  • Đất trồng lúa: 266.306
  • Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên): 18.745
  • Đất trồng cây lâu năm: 10.282
  • Đất rừng phòng hộ: 111.865
  • Đất rừng đặc dụng: 39.661
  • Đất rừng sản xuất: 34.558
  • Đất làm muối: 3.951
  • Đất nuôi trồng thủy sản: 1.806
  • Đất phi nông nghiệp: 30.028
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 158
  • Đất quốc phòng: 2.519
  • Đất an ninh: 543
  • Đất khu công nghiệp: 1.461
  • Đất xây dựng khu công nghiệp: 1.386
  • Đất xây dựng cụm công nghiệp: 75
  • Đất cho hoạt động khoáng sản: 462
  • Đất di tích, danh thắng: 317
  • Đất bãi thải, xử lý chất thải: 78
  • Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 106
  • Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 794
  • Đất phát triển hạ tầng: 10.922
  • Đất cơ sở văn hóa: 73
  • Đất cơ sở y tế: 39
  • Đất cơ sở giáo dục, đào tạo: 259
  • Đất cơ sở thể dục, thể thao: 106
  • Đất ở tại đô thị: 995
  • Đất chưa sử dụng: 39.499
  • Đất chưa sử dụng còn lại: 39.499
  • Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng: 445
  • Đất đô thị: 12.036
  • Đất khu bảo tồn thiên nhiên: 42.327
  • Đất khu du lịch: 323

Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 (đơn vị ha)

  • Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 390
  • Đất trồng lúa: 16
  • Đất trồng cây lâu năm: 45
  • Đất rừng phòng hộ: 68
  • Đất rừng đặc dụng: 58
  • Đất rừng sản xuất: 13
  • Đất nuôi trồng thủy sản: 19
  • Đất làm muối: 1
  • Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản:
  • Đất rừng sản xuất chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp và đất nông nghiệp khác: 1
  • Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất nông nghiệp khác
  • Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp và đất nông nghiệp khác:17

Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng (đơn vị ha)

  • Đất nông nghiệp: 38
  • Đất trồng lúa: 21
  • Đất trồng cây lâu năm:
  • Đất rừng phòng hộ
  • Đất rừng đặc dụng
  • Đất rừng sản xuất
  • Đất phi nông nghiệp: 407
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 3
  • Đất quốc phòng
  • Đất bãi thải, xử lý chất thải
  • Đất nghĩa trang, nghĩa địa
  • Đất phát triển hạ tầng: 10
  • Đất ở tại đô thị

Quy hoạch sử dụng đất Ninh Thuận

Quy hoạch sử dụng đất Ninh Thuận

Kế hoạch phân bổ giao thông tỉnh Ninh Thuận

Theo kế hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận được phân bổ cho giao thông hạ tầng thì mạng lưới vận tải công cộng và xe buýt trong giai đoạn năm 2030 sẽ được chia thành 8 tuyến hữu dụng chính, bao gồm 6 tuyến cũ:

Bản đồ quy hoạch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030

Bản đồ quy hoạch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 - 2030

  • Tuyến số 01: Phan Rang – Ninh Sơn;
  • Tuyến số 02: Phan Rang – Thuận Bắc;
  • Tuyến số 03: Phan Rang – Vĩnh Hy;
  • Tuyến số 04: Phan Rang – Cà Ná;
  • Tuyến số 05: Nội thành Phan Rang;
  • Tuyến số 06: Phan Rang – Phước Dinh.

Và 2 tuyến mới:

  • Tuyến số 07: Phan Rang – Phước Dân;
  • Tuyến số 08: Phan Rang – Phước Vinh.

Các bến xe buýt sẽ có điểm đầu và điểm cuối với các bến xe khách nội tỉnh và liên tỉnh. Theo kế hoạch giai đoạn 2021-2030 các bến xe nội tỉnh đã quy hoạch có thể sử dụng điểm đỗ xe buýt đầu cuối như sau:

  • Bến xe thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước;
  • Bến xe xã Vĩnh Hải và bến xe Vĩnh Hy, huyện Ninh Hải;
  • Bến xe tại vị trí phía Nam dọc quốc lộ 1A khu Trung tâm hành chính huyện Thuận Bắc (đổi tên từ bến xe gần Khu công nghiệp Du Long);
  • Bến xe xã Cà Ná, huyện Thuận Nam;
  • Bến xe xã Phước Đại, huyện Bác Ái.

Và thêm các bổ sung quy hoạch bến xe và điểm đỗ xe buýt đầu cuối như sau:

  • Bến xe xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam;
  • Bến xe xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước

Điểm dừng theo tính toán vào năm 2020 là 452 điểm dừng với ước tính là trung bình 0,1 km sẽ có 2 điểm dừng được tính cho cả chiều đi và chiều về.

Kế hoạch phân bổ giao thông tỉnh Ninh Thuận

Kế hoạch phân bổ giao thông tỉnh Ninh Thuận

Phân vùng trong quy hoạch phát triển Ninh Thuận

Tỉnh Ninh Thuận sẽ được phân chia thành 4 vùng như sau:

Vùng trung tâm

Vùng trung tâm sẽ bao gồm thành Phan Rang-Tháp Chàm với các xã khác thuộc huyện Ninh Hải và Ninh Phước sẽ được đặt làm trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh Ninh Thuận với tổng diện tích lên đến 26.476 ha. Dự kiến vào năm 2030 có tổng đơn vị hành chính là: 15 phường và 11 xã.Đô thị trung tâm là TP. Phan Rang-Tháp Chàm.

Vùng phía Bắc

Phân vùng phía Bắc sẽ gồm huyện Thuận Bắc và huyện Ninh Hải có tổng diện tích là 47.951 và tỷ lệ diện tích so với tự nhiên là 14,29%. Phân vùng phía Bắc của Ninh Thuận có tính chất “cửa ngõ” cho việc phát triển du lịch và kinh tế biển. Tổng số lượng đơn vị hành chính cấp xã là 01 thị xã, 02 thị trấn và 09 xã với đô thị trung tâm là Đô thị Lợi Hải vào năm 2030.

Vùng phía Nam

Phân vùng phía Nam tỉnh Ninh Thuận sẽ gồm các huyện Thuận Nam và huyện Ninh Phước có tổng diện tích 84.304ha với tỷ lệ 25,13% tổng diện tích tự nhiên. Khu vực cửa ngõ phía Nam sẽ là tỉnh Ninh Phước và Thuận Nam và được xem là trung tâm công nghiệp và du lịch biển của tỉnh. Dự kiến vào năm 2020 thì tổng số đơn vị hành chính sẽ bao gồm: 01 thị xã, 02 thị trấn và 13 xã với Đô thị trung tâm là Đô thị Phước Dân.

Vùng phía Tây

Phân vùng phía Tây sẽ bao gồm các huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái với tổng diện tích 176.803,17 ha chiếm tỷ lệ 52,69% tổng diện tích tự nhiên. Khu vực mang tính chất cửa ngõ phía Tây sẽ là huyện Bác Ái và Ninh Sơn. Đây là nơi có tiềm năng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp cho tỉnh. Dự kiến vào năm 2030 thì tổng số đơn vị hành chính cấp xã ở phía Tây sẽ là: 01 thị xã, 03 thị trấn và 16 xã với Đô thị trung tâm là Đô thị Tân Sơn.

Phân vùng trong quy hoạch phát triển Ninh Thuận

Phân vùng trong quy hoạch phát triển Ninh Thuận

Như vậy, xaydungxhome.vn vừa chia sẻ đến bạn chi tiết quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận. Với những thông tin, hy vọng quý bạn đọc cảm thấy hữu ích cho kế hoạch đầu tư của mình.