Chất vấn tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội: Vì sao chợ thành trung tâm thương mại kém hiệu quả?

Chiều nay, tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XIV tập trung vào 2 nhóm vấn đề: văn hóa-xã hội và dân sinh; quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng.

Chiều nay, tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XIV tập trung vào 2 nhóm vấn đề: văn hóa-xã hội và dân sinh; quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng.
Đại biểu đặt câu hỏi tại phiên chất vấn sáng nay.
Đại biểu đặt câu hỏi tại phiên chất vấn sáng nay.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã đăng đàn trả lời câu hỏi của các đại biểu HĐND về chương trình cải tạo xây dựng chợ kết hợp trung tâm thương mại. Nhiều công trình sau khi hoàn thành hiệu quả hoạt động thấp, trong khi đó, thực tế thiếu chợ dân sinh; tồn tại nhiều chợ cóc, chợ tạm.

Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, thực hiện Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, trong thời gian từ năm 2003 đến nay, TP Hà Nội đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ nhằm huy động nguồn vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, phát triển hạ tầng thương mại bán lẻ trên địa bàn thành phố. Đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã hoàn thành đầu tư xây dựng 5 công trình chợ kết hợp trung tâm thương mại và đưa vào sử dụng 4 công trình, đó là: Chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm), chợ Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa), chợ Thanh Trì (huyện Thanh Trì). Hiện công trình chợ - trung tâm thương mại 19/12 đang được UBND quận Hoàn Kiếm và chủ đầu tư thực hiện các thủ tục đưa để đưa vào hoạt động.

Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu nhấn mạnh, việc xây dựng chợ kết hợp với các hoạt động dịch vụ khác như trung tâm thương mại, siêu thị, văn phòng cho thuê… nhằm thu hút các nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất hệ thống chợ, nâng cao hoạt động thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Sửu cũng thừa nhận, hoạt động kinh doanh của loại hình chợ gắn với các dịch vụ nêu trên vẫn còn một số hạn chế, như: hoạt động kinh doanh tại khu vực chợ truyền thống kém hiệu quả hơn trước, chưa đảm bảo việc kinh doanh ổn định của các tiểu thương trong chợ. Theo ông Sửu, nguyên nhân chủ yếu đó là mô hình hỗn hợp chợ - trung tâm thương mại là mô hình mới, chưa có hướng dẫn về tiêu chuẩn thiết kế của các cơ quan chuyên môn (Bộ Xây dựng) nên việc thiết kế khu vực chợ chưa hợp lý. Bên cạnh đó, người dân có thói quen mua sắm ngay trên xe, phần lớn người dân ngại gửi xe trước khi vào chợ. Một số dự án xây dựng chợ - trung tâm thương mại trên nền chợ cũ có diện tích nhỏ, có thiết kế khu vực để xe ở tầng hầm với lối xuống dốc, người dân ngại đưa xe xuống gửi đã không khuyến khích người dân vào tham quan, mua sắm (điển hình là chợ Cửa Nam). Việc thực hiện các quy hoạch không đồng bộ, công trình chợ - trung tâm thương mại hoàn thành đầu tư xây dựng nhưng các công trình hạ tầng xung quanh chợ tiến độ hoàn thành không đồng bộ dẫn đến khó thu hút người dân vào mua sắm (điển hình là chợ Ô Chợ Dừa có quy hoạch đường Kim Liên kéo dài qua chợ đến nay chưa thực hiện)...

Đã có đại biểu HĐND TP tái chất vấn Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu về các vấn đề liên quan đến chợ, như: có giải pháp gì để khắc phục tình trạng các dự án chợ kết hợp với các loại hình dịch vụ khác (trung tâm thương mại, siêu thị, văn phòng...) hoạt động hiệu quả thấp như hiện nay? Đối với các dự án đầu tư xây dựng chợ chậm được triển khai sẽ xử lý như thế nào?

Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, đối với chợ hoạt động thấp, TP đã hủy 2 dự án: Chợ Hôm Đức Viên và chợ Nghĩa Tân. TP cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, rà soát các dự án chợ kết hợp với các loại hình dịch vụ khác, trên cơ sở đó đã cho giãn tiến độ 9 dự án, như: Đuôi cá, Ngã Từ Sở, Thượng Đình, Khương Đình, Xuân La, Thành Công B, Khương Thượng. Đồng thời, yêu cầu các chủ đầu tư trong lúc chờ đợi phải cải tạo, đầu tư để bảo đảm chợ vẫn hoạt động bình thường, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Đại biểu Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho rằng, từ nhiều năm nay, tình trạng chợ cóc họp ven tỉnh lộ, quốc lộ đã gây mất trật tự an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề nghị TP cần có giải pháp quyết liệt để giải tỏa, xử lý triệt để tình trạng này.

Trước vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sửu cho biết, UBND TP đã và đang chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chức năng phải giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Tuy nhiên, “ở đây để xảy ra tình trạng chợ cóc, chợ tạm họp tràn lan, trách nhiệm chính thuộc về chính quyền sở tại. Nếu giải tỏa rồi mà vẫn để tái phạm thì chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trước UBND TP”- ông Sửu nhấn mạnh.

Một số đại biểu chất vấn, tại sao nhiều dự án chợ kết hợp với các dịch vụ khác đã đi vào hoạt động nhưng chợ tạm (trước đó nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán trong quá trình xây dựng chợ) vẫn hoạt động. Điển hình là chợ tạm Phùng Hưng, mặc dù chợ Hàng Da đã hoàn thành và đi vào hoạt động.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP, chợ tạm Phùng Hưng thuộc thẩm quyền quản lý của quận Hoàn Kiếm, chứ không thuộc quản lý của TP. Tuy nhiên, về vấn đề này, ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc sở Công thương Hà Nội đã “đỡ” lời cho Phó Chủ tịch UBND TP rằng, sở dĩ chợ tạm Phùng Hưng vẫn còn hoạt động là vì còn phải tiếp tục phục vụ cho việc xây dựng chợ 19-12.

Kết thúc chất vấn và trả lời về vấn đề chợ, Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh cho rằng, chợ không chỉ thuần túy là vấn đề dân sinh, giải quyết tốt vấn đề quy hoạch, xây dựng chợ cũng đồng nghĩa là giải quyết tốt những vấn đề liên quan khác, như an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, quản lý tốt nguồn thu cho ngân sách. Theo bà Thanh, chưa thể “dẹp” ngay được chợ dân sinh trong thời điểm này (kể cả 5-7 năm nữa) vì đây là nhu cầu tất yếu, chính đáng của người dân. Bởi vậy, phải hài hòa giữa việc triển khai xây dựng trung tâm thương mại và chợ dân sinh.

Chủ tịch HĐND TP nhấn mạnh, cần đánh giá lại hiệu quả các dự án triển khai loại hình chợ kết hợp các dịch vụ khác, thậm chí phải xem xét lại chủ trương xã hội hóa khi triển khai xây dựng loại hình này xem có cần điều chỉnh không; nếu điều chỉnh thì điều chỉnh như thế nào? Khẩn trương triển khai xây dựng chợ theo quy hoạch. Đồng thời, phải rà soát lại các dự án xây dựng chợ. Lưu ý, giãn tiến độ khác với dừng dự án. Nếu giãn, hoãn tiến độ thì phải có thời gian cụ thể. Chợ tạm phải xử lý nghiêm nếu đã hết hạn. Đề nghị không cho phép họp chợ tạm trên đường giao thông. Cần có sự vào cuộc tích cực hơn trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn thực phẩm, an toàn giao thông tại các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn thành phố.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24