Ông Trịnh Văn Tuấn là một trong những du học sinh Việt vô cùng nổi tiếng tại trời Âu. Ông cũng đã thử sức kinh doanh và khởi nghiệp trong lĩnh vực mì gói nhưng lại không đạt được thành công. Doanh nhân Trịnh Văn Tuấn bản lĩnh hơn trong lĩnh vực tài chính và hiện tại là Chủ tịch Ngân hàng OCB - NH TMCP Phương Đông. Cùng vớiBATDONGSAN EXPRESS tìm hiểu về quá trình đi đến thành công của vị doanh nhân này nhé!
Tiểu sử của ông Trịnh Văn Tuấn
Ông Trịnh Văn Tuấn sinh năm 1965 ở Hòa Bình, tốt nghiệp cử nhân bằng giỏi đại học Bách khoa Hà Nội, sau đó trở thành nghiên cứu sinh tại viện Bách khoa Warsaw - Ba Lan, ông sinh sống tại Đông Âu vào những năm đầu của thập niên 90, đúng thời điểm tình hình kinh tế, chính trị diễn ra những chuyển biến sâu sắc.
Nắm bắt thời cơ tiến tới khởi nghiệp kinh doanh
Nhận ra khoảng trống lớn trên thị trường, ông đã đưa vải và quần áo từ Việt Nam sang Ba Lan. Mới đầu, việc kinh doanh khá khó khăn, hàng hóa chỉ được gửi qua đường bưu điện, sau đó thì tăng dần theo đường hàng không. Bán sỉ mà tiền lời vẫn gấp tới 2-3 lần vốn bỏ ra, sau khi có thêm chút vốn, ông đã đẩy nhanh tốc độ hàng hóa cho vận chuyển bằng container.
Chủ tịch Ngân hàng OCB - NH TMCP Phương Đông
Đến trời Âu với hai bàn tay trắng, ông Tuấn đã phất lên tích lũy cho mình được một triệu USD đầu tiên năm 1993. Việc kinh doanh thành công, hàng hóa cũng dần trở nên đa dạng hơn, quần áo ngoài sản xuất từ Việt Nam còn nhập từ các nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan đưa vào thị trường của Đông Âu.
Giai đoạn từ năm 1994–1996, có những năm cao điểm ông Tuấn đã nhập tới 500 container hàng hóa.
Năm 1999, ông quyết định cho xây trung tâm thương mại rộng 6 ha dành cộng đồng người Việt kinh doanh, đó là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất tại thời điểm đó ở thủ đô Warszawa.
Bắt đầu thử sức với lĩnh vực tài chính và thành công ngoài mong đợi
Năm 1996, ông Tuấn đã góp vốn thành lập NH Thương mại CP Quốc tế (VIB).
Trong sáu năm là thành viên HĐQT của nhà băng này, giống như hầu hết những doanh nhân khác, ông Tuấn chỉ chủ yếu kinh doanh tại Đông Âu, 2 – 3 tháng sẽ bay về Việt Nam để họp HĐQT 1 lần. Việc thiếu đi một linh hồn kèm cặp dẫn dắt khiến cho NH này phát triển rất èo uột.
Quyết định “ Bước ngoặt” đưa ông về quê hương Việt Nam
Sau nhiều lần họp với các cổ đông sáng lập, thì năm 2002, ông Tuấn đã quyết định gắn bó với VIB trở về Việt nam mặc dù các hoạt động kinh doanh tại Đông Âu vẫn đang tốt. “Người Việt thì phải về Việt Nam. Kiếm tiền ở đâu mà chằng là kiếm tiền, quan trọng hơn cả là làm nên được cái gì đó cho bản thân, cho gia đình mình và cả xã hội,” ông nói.
Vị đại gia gốc Hòa Bình đã gắn bó với VIB từ những ngày đầu tiên, trực tiếp tham gia vào HĐQT trong 5 khóa đầu tiên, trong đó đã có có 6 năm làm Chủ tịch. Đến Đại hội cổ đông lần thứ 12 vào năm 2008 của NH VIB, ông Tuấn được tín nhiệm tiếp tục được bầu vào HĐQT khóa V nhưng lúc đó ông không còn là Chủ tịch HĐQT nữa mà nhường lại vị trí cho TGĐ Hàn Ngọc Vũ thay thế.
“Người Việt thì phải về Việt Nam. Kiếm tiền ở đâu mà chằng là kiếm tiền" - Ông Tuấn chia sẻ
Từ ngân hàng nhỏ không có vị thế, VIB đã lột xác và trở thành một trong các ngân hàng TMCP tư nhân có tiếng. Những hoạt động kinh doanh ở Ba Lan cũng giảm dần theo thời gian, ông quyết định bán lại tài sản cho đối tác của mình. Ông cho biết: “Quan điểm của tôi là làm cái gì thì cũng phải thật tập trung. Nếu không thì mức cạnh tranh cũng xuống thấp, đến một mức nào đó thì buộc phải cắt bỏ.”
Chấm dứt duyên nợ với VIB - Ông Tuấn từ chức tại Ngân hàng này.
Duyên nợ của VIB với ông Trịnh Văn Tuấn đã chấm dứt năm 2010. Ông lập gia đình cùng với bạn gái học cùng khóa, họ đã chọn sống tại TP.HCM nhưng trụ sở của VIB lại đặt ở thủ đô Hà Nội. Trong tám năm gắn bó với VIB, ông Tuấn phải bay đi bay về Hà Nội – TP.HCM.
Ông Trịnh Tuấn quyết định thôi giữ vai trò điều hành tại nhà băng OCB
Sự mệt mỏi liên tục cùng với việc khác biệt về quan điểm với các cổ đông lớn khác về định hướng phát triển NH, ông Trịnh Tuấn quyết định thôi giữ vai trò điều hành tại nhà băng này, bất chấp cả việc ông đã từng sở hữu tới 23% cổ phần (tại thời điểm đó quy định cho phép).
Số cổ phần đó của ông Tuấn được bán rải rác và số nhiều là được thoái trong giai đoạn 2 năm 2017 và 2018 khi VIB giao dịch ở trên sàn UPCoM.
Cuộc “chinh đông” lần thứ hai điều hành OCB - và thành công của ông Trịnh Văn Tuấn
Sau lần “chinh đông” đầu tiên – là quá trình khởi nghiệp kinh doanh thành công tại Đông Âu, 20 năm sau đó ông Tuấn đã mở cuộc “chinh đông” thứ hai khi tham gia điều hành NH OCB. Cuộc chinh “đông” lần này lại không hề dễ dàng.
Ông Tuấn đã mở cuộc “chinh đông” thứ hai khi tham gia điều hành NH OCB
Khởi đầu khá khó khăn với ngân hàng OCB
Ngoài việc phải chèo lái đưa ngân hàng vượt qua cơn khủng hoảng hệ thống, xây dựng được nền móng vững chắc thì mới có thể tạo đà để phát triển. Ông Tuấn cũng phải giải quyết các bài toán khó phát sinh thêm, trong đó bao gồm cả vấn đề về cổ đông chiến lược.
Ông lần lượt đi lên các chức vụ Phó Chủ tịch NH năm 2011, sau đó là năm 2012 ông Tuấn chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT chức vụ cao nhất tại OCB cho tới thời điểm hiện tại.
Sự dẫn dắt của ông Trịnh Văn Tuấn đã đưa OCB lên tầm cao mới
OCB ở dưới thời Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn mặc dù chưa phải NH cỡ "khủng" nhưng cũng đã được đánh giá là có hoạt động hiệu quả tốt nhất trong những năm gần đây.
Sự dẫn dắt của ông Trịnh Văn Tuấn đã đưa OCB lên tầm cao mới
Lợi nhuận trước thuế trong năm ngoái của ngân hàng này đạt >4.400 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận ROAA và ROEA lần lượt là 2,61% và 24,42%. Ngân hàng theo đó đã nằm trong top 10 NHTM cổ phần về lợi nhuận cao nhất và nằm trong 4 ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất ở Việt Nam do tạp chí Forbes ghi nhận.
Cuối năm 2018, OCB gây bất ngờ khi được Nhà nước công nhận là một trong 3 ngân hàng đã hoàn thành đầu tiên các tiêu chuẩn quốc tế Basel II.
Ngân hàng xếp hạng tín dụng ở mức ba, thuộc trong hàng tốt nhất so với các nhà băng ở Việt Nam hiện tại.
Tính đến đầu năm 2021, tổng giá trị tài sản OCB là khoảng 153 tỷ, tăng lên 29% so với năm 2019. Huy động được vốn là 108.614 tỷ, đã tăng 27%. Lợi nhuận trước thuế đạt được là 4.414 tỷ, tăng tới 37% với năm 2019.
OCB chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE
Kết quả kinh doanh tiến triển tốt tạo tiền đề cho OCB chính thức được niêm yết ngày 28/1/2021 ở trên sàn chứng khoán HOSE. Với giá khởi điểm là 22.900 đồng, tương ứng mức vốn hóa trên thị trường của NH rơi vào khoảng 25.000 tỷ đồng.
Trong ĐHĐCĐ vừa qua, OCB đã đặt mục tiêu lớn lợi nhuận trước thuế là 5.500 tỉ đồng, tăng 25% so với kết quả của năm trước. Ông Trịnh Văn Tuấn đã cam kết chắc chắn trước HĐQT và cổ đồng rằng NH sẽ tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng cao và tiếp tục giữ vững phong độ nằm trong nhóm đầu về hiệu suất sinh lời.
Lợi nhuận trước thuế của OCB trong năm 2020 và 2021
Hiện tại OCB vẫn đang rất nỗ lực hoàn thiện và phát triển lớn mạnh hơn nữa, bởi trong lần trả lời phỏng vấn trước các phóng viên giới báo chí, vị Chủ tịch HĐQT ngân hàng thừa nhận rằng: "Quy mô của OCB vẫn còn khá khiêm tốn, đây cũng là sự trăn trở lớn nhất của HĐQT".
Ngoài thành công trong lĩnh vực tài chính, ông Tuấn cũng đã để lại những dấu ấn tốt trong cả lĩnh vực BĐS thông qua Cty Hướng Việt và dự án The Metropole – một trong các dự án đẹp nhất trong KĐT Thủ Thiêm, với tổng diện tích là khoảng 7,6 ha và mức đầu tư vào là 7.300 tỷ đồng.
Cùng ban biên tậpBatdongsan Expresstham khảo thêm thông tin hồ sơ doanh nhân thế giới nhé!