Cụ thể, CEBR cho rằng đại dịch khiến kinh tế Mỹ và Trung Quốc hồi phục với tốc độ khác nhau. CEBR nhận xét: "Kinh tế toàn cầu gần đây xoay quanh sự cạnh tranh quyền lực mềm và quyền lực kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Sự xuất hiện của Covid-19 và tác động kinh tế sau đó đã trao lợi thế cho Trung Quốc".
Trong báo cáo đánh giá triển vọng tăng trưởng của 193 quốc gia, CEBR cho rằng GDP Trung Quốc năm 2020 sẽ tăng trưởng 2%, trong khi hầu hết các cường quốc khác đều có mức tăng trưởng âm.
Theo CEBR, tỷ trọng GDP của Trung Quốc đã tăng từ 3,6% năm 2000 lên 17,8% vào năm 2019 và sẽ tiếp tục tăng. Dự kiến Trung Quốc sẽ vượt qua ngưỡng bình quân đầu người là $12,536 để trở thành một quốc gia có thu nhập cao vào năm 2023.
So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc trong trung và dài hạn, CEBR nhận định, trong giai đoạn 2021 – 2025, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng với tốc độ 5,7%, sau đó chậm lại về 4,5% giai đoạn 2026 – 2030.
Còn với Mỹ, mặc dù kinh tế có thể bật lại nhanh năm 2021, tốc độ tăng trưởng của nước này sẽ chỉ vào khoảng 1,9% một năm giai đoạn 2022 – 2024, sau đó về 1,6%.
CEBR cho rằng tác động của đại dịch lên kinh tế toàn cầu sẽ thể hiện ở lạm phát tăng tốc, chứ không phải tăng trưởng chậm lại. "Chúng tôi nhận thấy chu kỳ kinh tế giữa những năm 2020 sẽ là lãi suất tăng", báo cáo viết. Đây sẽ là thách thức với các chính phủ đã đi vay mạnh tay để hỗ trợ kinh tế trong khủng hoảng Covid-19.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: