Dự án Vinpearl Hội An nằm gần Phố cổ Hội An nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, ẩm thực đa dạng và hấp dẫn. Bất Động Sản Express giới thiệu đến bạn món ”cao lầu” – ẩm thực phố Hội.
Có lẽ ai đã từng đặt chân đến Hội An thì đều đã được thử qua món “cao lầu” nơi đây. Nói đến các món ăn ở Hội An, không ai không nhắc đến món cao lầu. Trong những ngày tết se lạnh, bất kì nơi nào trên phố Hội, bạn sẽ không khó để tìm thấy những món ăn cổ kính, những món ăn đặc sản nơi đây và có lẽ sẽ chẳng thiếu món ăn mang tên “Cao lầu”.
Vậy thì thực chất món cao lầu có gì đặc biệt? Nguyên liệu và cách chế biến ra sao? Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu thôi nào?
Cao lầu thực chất là mộ món mì từ lâu đã được xem là món ăn đặc sản của thành phố Hội An. Cao lầu có sợi mì màu vàng, được ăn kèm với tôm, thịt heo và nhiều loại rau sống nữa. Khá giống với món mì Quảng, cao lầu cũng được ăn với rất ít nước dùng. Một điểm khiến cao lầu khác với mì Quảng đó là sợi mì của nó có màu vàng ươm do được trộn với tro củ tràm (được lấy từ mảnh đất Cù lao Chàm thân thương)
Vậy thì nguồn gốc cái tên “cao lầu” bắt nguồn từ đâu?
Theo một người Trung Hoa lâu năm ở Hội An, món Cao lầu đã xuất hiện ở phố cổ vào thế kỉ XVII, lúc đó cảng Hội An mới được khai thông và chúa Nguyễn đã cho phép các thuyền buôn ở nước ngoài vào đây trao đổi hàng hóa. Mặc dù người Nhật đã vào Hội An buôn bán trước đó thế nhưng chính những người Hoa mới là những con người bán trụ lâu nhất trên mảnh đất Hội An này.
Cao lầu không phải là bún, mà cũng chẳng giống phở chút nào. Nó được xem là món trộn và chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế mà thôi. Điểm đặc biệt đó là cao lầu thường chỉ bày bán ở trong các quán ăn 2 tầng, trên cao thì có cheo những chiếc đèn xanh đỏ, thực khách sẽ ngồi ở dưới thưởng thức món ăn này. Không chỉ thưởng thức cái thơm đậm đà tinh tế của món ăn đất cổ này, mà du khách còn có dịp thưởng ngoạn cái không khí du lịch cổ kính của một góc phố nơi đây.
Và cái tên “cao lầu” luôn là một câu hỏi cho những vị khách xa gần mỗi khi đến với phố cổ Hội An. Thực chất thì món cao lầu không có xuất xứ từ Trung Hoa, mà cũng chẳng phải xuất xứ từ Nhật Bản. Có thể nói Cao lầu là một món ăn được tổng hợp của nhiều dân tộc, và cái tên lạ tai này có lẽ là bắt nguồn từ tiếng Trung Hoa, tên này ý chỉ những món “cao lương mĩ vị”. Thường thì những người giàu có hồi xưa khi đi đến các tiệm ăn ở Hội An thường là ngồi trên lầu, món ăn này rất đỗi quen thuộc khi được xướng mai lên trên lầu, dần dần rút lại chỉ còn 2 chữ “Cao lầu”.
Đến với Hội An và thưởng thức món Cao lầu phố Hội.
Dù là có một vài nét tương đồng với món mì Quảng nơi đây, thế nhưng Cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Để làm ra được những sợi mì vàng, ngon và đẹp mắt, người ta phải dùng tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm với gạo thì mới tạo được độ giòn và dẻo khô đặc trung. Nước xay gạo cũng phải là lấy từ nước giếng Bá Lễ – một loại nước giếng rất nổi tiếng về độ không phèn, nước thì luôn mát lạnh. Để điểm tô thêm cho món ăn người ta cũng thường dùng thêm một ít da heo, hay một chút cao lầu khô thái vuông tròn.
Sợi cao lầu to, có màu vàng gạo lứt hoặc để đẹp mắt hơn nó sẽ được nhuộm vàng. Món cao lầu cũng không cần dùng nước lèo, mà thay vào đó là thịt xíu, nước xíu và tép mỡ.
Để làm thịt xíu thì người ta thường chọn đìu heo nạc, ướp gia vị cũng với ngũ vị hương cho thật thơm. Ngoài ra để món cao lầu được tăng thêm hương vị, người ta thường thêm một chút đậu phộng rang giã nhỏ nữa là ngon. Những nguyên liệu này sẽ được đặt hết lên sợ cao lầu, nước sốt khi làm xá xíu dưới lên trên, thêm một chút nước mắm nữa là ôi thôi món ăn thật tuyệt vời.
Bước chân ra khỏi đất Hội An, món cao lầu đã thay đổi đi ít nhiều, cái không khí cổ kính cũng phai nhạt đi đâu mất. Chỉ có ở Hội An thì món cao lầu mới thực sự có đủ hương sắc của một món ăn miền Trung, vô cùng tinh tế và cổ vị. Đã có rất nhiều người cũng có tham vọng làm cao lầu ở nơi khác, thế nhưng tất cả đều thất bại. Và để lí giải cho điều này, có người đã cho rằng, chính nước giếng Bá Lễ và tro của mảnh đất Cù Lao Chàm mới làm nên được món ẩm thực đặc trung của nơi này.
Cho đến ngày nay, với tiếng thơm đã có sẵn từ lâu đời, món Cao lầu Hội An đã làm đến những nơi đất xa lạ ở tận Anh, Pháp, Úc và gần hơn nữa là Đà Nẵng, Quảng Ngãi hay Sài Gòn. Thế nhưng, món cao lầu ở những nơi này vẫn làm cho người ta cảm thấy thiếu vắng một hương vị, một cảm giác khó tả nào đó, mà chỉ có ở Hội An nó mới thực sự trọn vẹn. Có lẽ cũng là do tách khỏi môi trường gốc, nơi đã từng là một thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị như thế. Vì thế, nếu thực khách thật sự muốn thưởng thức trọn vẹn vị ngon của món cao lầu thì nhất định phải đặt chân lên mảnh đất Hội An, vừa cảm nhận không gian nhỏ nhắn nơi đây, vừa thưởng thức một bát cao lầu thơm nóng thì mới thật là đúng điệu.
Nếu đến Vipearl Hội An, quý vị và các bạn hãy thử món cao lầu để cảm nhận được những tinh hoa trong nên ẩm thực đất Hội này nhé.