Cần tái khởi động các dự án nhà ở công chức

Quyết định tạm ngừng cấp phép các dự án xây nhà cho cán bộ, công chức nhà nước của Hà Nội là... hết sức khó hiểu. Phi lý hơn khi mà Sở Xây dựng đưa ra lý do: Chưa tìm được đối tượng để bán nhà.

Quyết định tạm ngừng cấp phép các dự án xây nhà cho cán bộ, công chức nhà nước của Hà Nội là... hết sức khó hiểu. Phi lý hơn khi mà Sở Xây dựng đưa ra lý do: Chưa tìm được đối tượng để bán nhà.

Hàng ngàn cán bộ, công chức vẫn phải đi thuê nhà dù Hà Nội vẫn có hàng trăm căn hộ bỏ hoang.

Hiện có hơn 355.260 cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương ngân sách đang sống trên địa bàn Hà Nội.


Lý do lãng xẹt!


Giải thích quyết định tạm ngừng cấp phép cho các dự án nhà cho công chức, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho hay, do số căn hộ quá ít so với nhu cầu người mua, do vậy phải xét duyệt, phân bổ theo số biên chế cán bộ của các quận, sở ngành để trình UBND thành phố phê duyệt.


Một cán bộ cho biết: Sau khi có chỉ tiêu phân bổ, các quận huyện, sở ngành sẽ tự bầu chọn các cán bộ, viên chức theo tiêu chí khó khăn về nhà ở như không có nhà sở hữu hoặc diện tích ở dưới 5m2/đầu người, chưa được nhà nước hỗ trợ mua nhà. Sau đó, các cơ quan này sẽ gửi danh sách tới Hội đồng xét duyệt cho mua, thuê mua nhà thành phố để rà soát, hậu kiểm.


Cuối cùng, Hội đồng sẽ trình thành phố phê duyệt danh sách người mua nhà xã hội. “Cho nên dù nhà đã hoàn thành nhưng để ký hợp đồng với các hộ dân cũng rất mất thời gian. Mặt khác, việc thẩm định giá bán nhà còn chậm nên ảnh hưởng khả năng huy động vốn của chủ đầu tư cũng như thời gian bàn giao nhà cho các chủ sở hữu”.


Theo đề án, những người được mua, thuê nhà ở xã hội là cán bộ, công nhân, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người đã trả nhà ở công vụ… mà chưa có nhà thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê hoặc mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; Có nhà thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân dưới 5m2 một người.


Ngoài ra, mức thu nhập hàng tháng của hộ gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê, thuê mua nhà xã hội phải trả hàng tháng đối với căn hộ có diện tích tối đa 60m2 và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê, thuê mua phải trả đối với căn hộ có diện tích tối thiểu 30m2. Khi thuê mua nhà xã hội, người mua sẽ phải trả trước 20% giá trị căn hộ, sau đó trả góp hàng tháng.


Ông Vũ Ngọc Đạm – Trưởng phòng Phát triển nhà (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết: Trước mắt sẽ bố trí 52 trường hợp thuộc đối tượng chính sách về ở trước. Còn trên 500 căn hộ ở khu CT19 thuộc diện nhà cho thuê, hiện mới có khoảng trên 200 căn đã được bàn giao, số còn lại đang trình thành phố xem xét quyết định. Vì có những người đủ điều kiện nhưng do ở xa không có nhu cầu nên phải phân bổ lại cho các đối tượng khác”.


Đừng để cán bộ, công chức thêm… tuyệt vọng


Có một thực tế đã diễn ra từ nhiều năm nay là xu hướng cán bộ, công chức, viên chức tìm cách rời nhiệm sở để ra làm ở các đơn vị, doanh nghiệp hay công ty… ở bên ngoài. Và lý do được nhiều nhà xã hội học chỉ ra là vì họ buộc phải tìm việc khác để nâng cao thu nhập của bản thân, gia đình.


Ngoài ra, lý do nhà ở cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên bởi với đồng lương công chức ít ỏi thì giấc mơ “an cư lập nghiệp” với họ luôn là giấc mơ không có thật.


Bà Trần Thị Lan – cán bộ Viện nghiên cứu Du lịch nói: “Mặt bằng lương công chức của chúng ta hiện nay quá chênh lệch so với khối các DN tư nhân, với thu nhập hiện nay để chi tiêu sinh hoạt cho đời sống gia đình đã rất khó khăn chứ nói gì tới việc mua nhà. Nếu Nhà nước không có biện pháp tích cực giúp lực lượng hưởng lương từ ngân sách có điều kiện về chỗ ở thì tôi nghĩ sẽ rất khó khăn cho lực lượng này trong công tác.”


Ông Bùi Huy Quang – cán bộ nghỉ hưu Tổng Công ty Rau quả cho biết: “Hiện cả gia đình tôi 5 người đang phải sống trong căn hộ 25m2 của KTT cũ mà Tổng Công ty xây dựng trước kia, mặc dù căn hộ đã gắn bó với gia đình chúng tôi trên 30 năm nhưng đến nay vẫn chưa được mua nhà theo Nghị định 61 vì Tổng Công ty chưa bàn giao nhà cho Công ty Quản lý nhà.”


Cũng theo ông Quang thì “Nhà nước nên có chính sách hợp lý cho CBCNVC, rút kinh nghiệm từ việc các KTT cũ hiện nay không thể bán cho nhân dân theo Nghị định 61 là một bài học”.


Đó chỉ là 2 trong số hàng ngàn hộ gia đình cán bộ, công chức, viên chức đang gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn Hà Nội nhưng có thể thấy rằng: Họ đang rất khát khao có một căn hộ!


Có lẽ sẽ rất khó để nhẩm tính xem phải mất bao nhiêu thời gian nữa để những căn nhà xã hội đến được với cán bộ, công chức của Thủ đô. Nhưng có những điều ai cũng biết đó là nhà ở xã hội được xây dựng từ tiền ngân sách Nhà nước và hàng ngàn công chức Hà Nội vẫn đang phải đi thuê nhà ở.


Thiết nghĩ UBND TP và các sở, ban, ngành nên nhanh chóng tìm lời giải cho bài toán nhà ở công chức càng sớm càng tốt. Có thế thì tâm lý “an cư lạc nghiệp” mới thực sự làm an lòng những công chức, để họ gắn bó với cơ quan, tổ chức ngày một tốt hơn.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME

Chia sẻ & Bình luận

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24