Do đó, Sở Xây dựng TP Cần Thơ đang hoàn thiện dự thảo Chương trình phát triển nhà ở TP Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 để sớm trình thành phố thông qua cũng như đi vào triển khai giai đoạn mới.
Tỷ lệ nhà ở kiên cố của người dân trên địa bàn thành phố ngày một tăng lên. Trong ảnh: Một góc Khu dân cư Cửu Long.
Đánh giá, đề xuất sát hiện trạng
Theo đánh giá của đơn vị tư vấn, ở giai đoạn 2009-2019, nhà ở trên địa bàn TP Cần Thơ tăng trưởng cả về diện tích và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu gia tăng dân số của thành phố. Quá trình phát triển nhà ở đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật; hình thành các khu đô thị mới khang trang, hiện đại. Tuy nhiên, tỷ lệ nhà chung cư còn thấp do người dân chủ yếu ưa chuộng nhà ở riêng lẻ. Bước đầu trên địa bàn thành phố đã hình thành và phát triển nhà ở xã hội nhưng nguồn cung còn thấp so với nhu cầu.
Trong giai đoạn từ năm 2014-2019, loại hình nhà ở do người dân tự xây tiếp tục phát triển mạnh và đóng vai trò chủ đạo trong công tác phát triển nhà ở của thành phố. Cụ thể trong vòng 5 năm qua, thành phố đã phát triển thêm 7,6 triệu mét vuông sàn, chiếm 61,5% tổng lượng nhà ở phát triển mới của thành phố trong giai đoạn này, lớn hơn rất nhiều so với lượng nhà ở cung ứng từ các dự án nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Loại hình nhà ở thương mại tiếp tục phát triển mạnh và góp phần đa dạng hóa sản phẩm nhà ở cho người dân, tiết kiệm nguồn lực đất đai, tạo cảnh quan khang trang, hiện đại cho thành phố.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình phát triển nhà ở TP Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Diện tích nhà ở bình quân đầu người phấn đấu đến năm cuối 2020 đạt 25,5 m2/người nhưng ước đến cuối năm 2020 chỉ đạt 22,8 m2/người. Diện tích nhà ở toàn thành phố phấn đấu tăng 12,8 triệu mét vuông sàn nhưng ước đến cuối năm 2020 chỉ đạt hơn 8,7 triệu mét vuông sàn. Tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án và tỷ lệ nhà ở xã hội cũng chưa đạt mục tiêu đề ra. Một số nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Chương trình như: trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện, thành phố vẫn đang tiến hành lập các quy hoạch phân khu nên sau khi Chương trình phát triển nhà ở đi vào triển khai thực hiện đến nay, thành phố vẫn chưa xây dựng được Kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hằng năm trên địa bàn; công tác dự báo chưa sát với thực tế và nhu cầu phát triển nhà ở; doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc đầu tư chung cư, nhà ở xã hội trong khi người dân thường có tâm lý chọn nhà ở riêng lẻ...
Phát triển theo nhu cầu thực tế
Từ những khó khăn, vướng mắc khi triển khai Chương trình phát triển nhà ở TP Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Sở Xây dựng đã chủ trì xây dựng Chương trình phát triển nhà ở TP Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Sở Xây dựng cũng vừa tổ chức lấy ý kiến góp ý các sở, ban, ngành cho Dự thảo điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở TP Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo nội dung dự thảo, đơn vị tư vấn ước tính nhu cầu phát triển nhà ở chung cư của thành phố giai đoạn 2020-2025 khoảng 7,6 triệu mét vuông sàn; giai đoạn 2026-2030 khoảng 8,5 triệu mét vuông sàn và dự báo dân số cơ học tập trung nén vào các đô thị Cái Răng, Ninh Kiều, Thốt Nốt, Bình Thủy, giảm dần khoảng cách giữa các quận, huyện…
Theo ông Nguyễn Kỳ Nam, Phó trưởng Ban đô thị HÐND thành phố, Chương trình phát triển nhà ở TP Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt ra 6 mục tiêu và đều không đạt theo ước tính đến cuối năm 2020. Do đó, khi xây dựng nội dung điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở TP Cần Thơ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 phải đảm bảo phù hợp với định hướng điều chỉnh Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2127/QÐ-TTg ngày 30-11-2011, hiện nay đang được xem xét điều chỉnh. Ðồng thời phải tuân thủ theo định hướng phát triển của thành phố đã được nêu trong Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Ðánh giá nhu cầu phát triển nhà ở cần dựa trên quy mô dân số thành phố và nhu cầu di dân từ nơi khác đến. Theo ông Trần Văn Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thống kê TP Cần Thơ, việc thống kê dân số, nhà ở không chỉ dựa vào kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 mà cần cập nhật thêm số liệu thống kê từ ngày 1-4-2019 ước đến cuối năm 2020 dựa trên khảo sát thực tế để làm cơ sở chính xác trong việc dự báo nhu cầu phát triển nhà cho giai đoạn mới. Ông Dũng nhấn mạnh: Quan điểm của tôi là phát triển nhà ở phải có người vào ở, có nhân khẩu cụ thể. Tôi cũng kỳ vọng cùng với việc triển khai Nghị quyết số 59-NQ/TW, triển khai các dự án về kết cấu hạ tầng giao thông, khu công nghiệp; thu hút các dự án đầu tư, dự án khu đô thị quy mô lớn sẽ thúc đẩy Chương trình phát triển nhà ở của thành phố sớm đạt các mục tiêu đề ra.
Theo ông Mai Như Toàn, Giám đốc Sở Xây dựng TP Cần Thơ, qua cuộc họp lấy ý kiến góp ý, Sở Xây dựng yêu cầu đơn vị tư vấn rà soát và cập nhật lại hiện trạng nhà ở, đảm bảo số liệu khảo sát, thống kê được viện dẫn sát thực tế, các số liệu tính toán phải khoa học. Ðồng thời, yêu cầu đơn vị tư vấn cần có giải trình thêm các phương pháp và cơ sở tính toán nhằm tạo sự đồng thuận chung của các sở, ban ngành, quận huyện và các đơn vị khi thông qua UBND thành phố, HÐND thành phố tại các bước báo cáo tiếp theo. Bên cạnh đó cũng cập nhật lại các cơ sở tính toán và đề xuất liên quan đến bố trí nguồn vốn đầu tư công, tính chính xác của việc dự báo nguồn vốn khi áp dụng suất vốn đầu tư, có thể tham khảo thêm để có suất vốn phù hợp với thực tế hiện nay của các công trình tương tự, nhằm tránh phát sinh tăng nguồn vốn quá lớn khi chương trình được phê duyệt và đưa vào thực hiện.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: