Trước tiên, cần tìm hiểu ý nghĩa và tác dụng của rồng trong phong thủy.
Ý nghĩa và tác dụng của rồng phong thủy
Trong phong thủy, rồng có tác dụng giải trừ tiểu nhân, đặc biệt là rồng có màu xanh (gọi tắt là rồng xanh hay Thanh Long). Để phát huy tác dụng, gia chủ đặt rồng ở hướng Thanh Long của ngôi nhà.
Là con vật đứng đầu trong các loài thú lành, rồng phong thủy là lựa chọn thích hợp để phát huy quyền lực cho người có chức vụ cao.
Rồng xanh hay còn gọi là Thanh Long có tác dụng giải trừ tiểu nhân.
Không những vậy, rồng còn là con vật linh thiêng, đại diện cho sức mạnh và quyền uy nên đặt tượng rồng hướng ra cửa chính hoặc cửa sổ sẽ có tác dụng cầu tài lộc cho gia đình, giúp công việc thuận buồm xui gió.
Theo quan niệm xưa, rồng và phượng là một cặp biểu tượng phong thủy tốt lành, hay còn gọi là “long phụng sum vầy” được cho là có tác dụng thu hút may mắn về tình duyên, cải thiện mối quan hệ vợ chồng.
Cách bày trí rồng phong thủy
Vị trí đặt rồng phong thủy: bên trái hoặc bên phải của đại sảnh, phòng khách hay phòng làm việc của gia chủ.
Hướng đặt rồng phong thủy: đặt một đôi rồng ở trên bệ cửa sổ hay ban công, hướng về phía biển hay sông sẽ mang lại sự thịnh vượng. Ngoài ra, có thể đặt rồng phong thủy ở phía bắc là nơi có “nhiều nước” vì rồng là loài ưa nước.
Lưu ý khi trưng bày rồng phong thủy
Đặt rồng phong thủy ở vị trí thông thoáng của căn nhà, nơi có nguồn năng lượng dồi dào, phù hợp với đặc tính loài rồng.
Đặt đầu rồng hướng về phía rộng rãi nhìn được bao quát căn nhà, tránh đặt về phía hướng cửa sổ, sát tường hoặc góc nhà.
Nếu trên tay rồng có viên ngọc trai (hoặc viên đá quý), cần tránh để hướng tay rồng quay ra phía cửa sổ hoặc cửa chính.
Không đặt rồng ở phía sau lưng người ngồi, tức rồng chầu ngược vào chính diện của người chủ hay người lãnh đạo. Vị thế này gây bất lợi về tài lộc, công danh sự nghiệp cho người đối diện.
Không để đầu rồng nhìn đối diện người ngồi là chủ hay lãnh đạo sẽ gây bất lợi về tài lộc, công danh sự nghiệp.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: