Trong những cuộc suy thoái trước đây, tổn thất đối với các ngân hàng trong việc cho vay đầu tư bất động sản thương mại là tương đối đáng kể. Điều này dường như sẽ lặp lại trong cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra, chuyên gia kinh tế Adam Slater đến từ tập đoàn Oxford Economics cho biết.
Trong trường hợp xấu nhất, những khoản lỗ này sẽ làm giảm nguồn vốn của các ngân hàng.
“Việc giảm giá bất động sản thương mại thường dẫn đến thiệt hại lớn cho các ngân hàng. Nhiều khoản vay đầu tư bất động sản thương mại bị xóa góp phần lớn vào tổn thất tổng thể của các ngân hàng trong hai đợt suy thoái lớn gần đây”, Slater cho biết.
Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng tài toàn cầu năm 2008, những khoản lỗ cho vay trong phân khúc bất động sản thương mại chiếm từ 25% đến 30% tổng số khoản nợ phải xóa ở Mỹ.
Lần này, những rủi ro đó được đánh giá cao nhất tại Mỹ, Úc và một số quốc gia của Châu Á như Hồng Kông và Hàn Quốc. Ở những nền kinh tế này, mức tăng trưởng từ các hoạt động cho vay khá cao. Tuy nhiên, giá bất động sản thương mại đã giảm, đặc biệt là ở Hồng Kông.
Tại Singapore, giá thuê văn phòng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua. Các dữ liệu cho thấy giá bất động sản thương mại toàn cầu trong năm 2020 đã giảm trung bình 6% so với năm 2019
“Liệu những rủi ro liên quan đến phân khúc bất động sản thương mại mà đại dịch Covid-19 gây ra có thể dẫn đến các vấn đề dài hạn đối với hệ thống tài chính và ngân hàng không? Chúng tôi cho rằng đó là một điều đáng để lưu tâm”, ông Slater viết trong một báo cáo.
“Hiện tại, các hoạt động kinh doanh của nhiều khách sạn, trung tâm thương mại, đơn vị bán lẻ đều bị gián đoạn khá nhiều. Trong khi đó, hầu hết các công ty đều cắt giảm diện tích thuê văn phòng vì nhu cầu thấp. Đối với những trường hợp này, nguồn thu nhập đang bị nghi ngờ một cách nghiêm trọng”.
Oxford Economics đã phân tích 13 nền kinh tế lớn trên thế giới và phát hiện ra rằng việc xóa bỏ 5% các khoản vay sẽ tương đương với khoản lỗ từ 1% đến 10% vốn cơ bản của các ngân hàng. Họ cũng cho biết châu Á là nơi chịu tác động lớn nhất.
Các nhà đầu tư trái phiếu cũng có thể gặp rủi ro.
Tại Mỹ, khoảng một nửa số tiền cho vay của lĩnh vực bất động sản thương mại không được thực hiện thông qua các khoản vay ngân hàng, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu. Trong khi đó tại châu Âu và châu Á, tỷ lệ vay qua các tổ chức phi ngân hàng đã tăng lên hơn 25% trong những năm gần đây.
Ông Slater nói: “Trong trường hợp phân khúc động sản thương mại gặp suy thoái, các nhà đầu tư sẽ đổ xô mua lại tài sản nắm giữ, dẫn đến việc các hoạt động bán tài sản tăng lên, qua đó khiến giá tăng đồng thời tổn thất từ việc cho vay rộng hơn”.
Tuy nhiên, có một điểm sáng mà các ngân hàng nên nhìn nhận đó là họ đang ở trong trạng thái ổn định để đối mặt với cuộc suy thoái mà đại dịch Covid-19 gây ra hơn những cuộc suy thoái trước đây. Hiện tại, tỷ lệ vốn và tỷ lệ đòn bẩy của các ngân hàng cao hơn gấp đôi so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Sau sự kiện đó, nhiều cải cách đã được đưa ra nhằm giảm thiểu rủi ro và cải thiện khả năng phục hồi của các ngân hàng trên toàn cầu bằng cách duy trì tỷ lệ đòn bẩy nhất định và dự trữ vốn.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: