Cụ thể điều chỉnh, bổ sung mục tiêu sử dụng đối với 7 dự án tái định cư từ phục vụ Khu Công nghệ cao TP.HCM thành phục vụ tái định cư dự án Khu Công nghệ cao và các dự án chỉnh trang đô thị, công ích sử dụng vốn ngân sách hoặc có nguồn gốc từ ngân sách.
Cụ thể gồm các dự án: Khu tái định cư Long Sơn, Khu tái định cư Man Thiện, Khu tái định cư Cây Dầu 1, Khu tái định cư Cây Dầu 2, Khu tái định cư Cầu Xây, Khu tái định cư Long Bửu (giai đoạn 1 và giai đoạn 2).
Đối với các dự án thuộc Khu tái bố trí dân cư 18,75ha tại phường Hiệp Phú và phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao được giao báo cáo các nội dung liên quan đến việc điều chỉnh tăng quy mô dự án, thay đổi chủ trương sử dụng nguồn vốn đầu tư dự án trong giai đoạn Công ty TNHH MTV Phát triển Khu Công nghệ cao là đơn vị trực thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và UBND Thành phố (chủ sở hữu).
Điểm nóng sau Thủ Thiêm
Tháng 11/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989 về chuẩn bị thành lập Khu Công nghệ cao TP.HCM với tổng diện tích 800 ha.
Tháng 4/2004, UBND TP.HCM có Văn bản số 1335 kiến nghị Thủ tướng thu hồi 804 ha, tăng 4 ha so với Quyết định 989.
Tháng 5/2004. Thủ tướng có Văn bản số 572 cho phép UBND TP.HCM thu hồi 804 ha ở 5 phường: Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Long Thạnh Mỹ và Phước Long B ở quận 9 để sớm tổ chức giải tỏa, bồi thường thực hiện dự án.
Tháng 4/2007, Thủ tướng ban hành Quyết định 458 điều chỉnh diện tích Khu Công nghệ cao lên 913 ha.
Để thu hồi 913 ha, dự án di dời 3113 hộ dân. Ngoài ra có thêm 479 hộ dân trong 149 ha đất ngoài ranh để để lập 9 dự án gồm 7 dự án tái định cư, 1 khu nhà ở chuyên gia và 1 khu nhà lưu trú cho công nhân, nâng tổng diện tích đất thu hồi lên tới 1.062ha.
Chính vì việc tăng diện tích qua nhiều lần, thời gian kéo dài và thu hồi thêm phần đất để xây tái định cư nên sau khu đô thị Thủ Thiêm, Khu Công nghệ cao TP.HCM là nơi có nhiều vụ khiếu kiện đất đai ở TP.HCM.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: