Theo quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam bộ giai đoạn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt, dự án hồ thủy lợi La Ngà 3 với dung tích 435 triệu m3 đảm bảo cấp nước tưới cho 78.800 ha đất nông nghiệp của 2 tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai; cấp 600.000 m3/ngày nước sinh hoạt, công nghiệp, du lịch và dịch vụ cho Bình Thuận và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngoài ra, theo quy hoạch, việc xây dựng hồ với dung tích phòng lũ 50 triệu m3 nhằm giảm lũ cho hạ lưu sông La Ngà; giải quyết việc thiếu nước của vùng phía nam tỉnh Bình Thuận.
Hàng trăm ha rừng sẽ “nhường chỗ” cho hồ thủy lợi La Ngà 3 tại huyện Tánh Linh (tỉnh Bình Thuận) nếu dự án được thông qua
Theo đơn vị tư vấn (Công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng Thủy lợi II), sơ bộ khối lượng giải phóng mặt bằng khi xây dựng hồ La Ngà 3 (bao gồm diện tích bị ngập) khoảng 1.970 ha, số hộ bị di dời là 600 hộ với khoảng 2.700 người; khu tái định cư dự kiến 600 ha ở xã La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc.
Dự án hồ La Ngà 3 nằm trên địa bàn huyện Tánh Linh. Tổng diện tích dự kiến lòng hồ La Ngà 3 là 2.349,3 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp 717 ha, diện tích các loại đất khác 1.632,3 ha.
Tổng mức đầu tư dự án này là 10.000 tỷ đồng.
Ngày 25/3/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong đã chủ trì cuộc họp để báo cáo về tiến độ triển khai lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án.
Tham dự cuộc họp có đại diện Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 7 (Ban 7), đơn vị được giao lập dự toán chuẩn bị đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo quy định, cùng một số sở, ngành và địa phương liên quan.
Theo báo cáo của chủ đầu tư, dự án hồ thủy lợi La Ngà 3, có 4 xã của huyện Tánh Linh sẽ phải di dời, tái định cư để nhường mặt bằng làm hồ
Trên nền thông tin của chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho rằng cần chọn phương án như thế nào cho hợp lý về quy mô hồ và những hạng mục kèm theo.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong yêu cầu chung về lập báo cáo chủ trương đầu tư dự án hồ La Ngà 3 phải là hồ chứa chiến lược, đảm bảo sự tính toán lâu dài, phục vụ ưu tiên cấp nước cho các huyện phía nam tỉnh, đồng thời phải kết hợp điều tiết lũ.
Ông Phong cũng yêu cầu các đơn vị liên quan trong quá trình làm hồ sơ, đảm bảo hợp lý về mặt kỹ thuật, môi trường, xã hội và đời sống của nhân dân. Riêng về phương án thiết kế, đề nghị Ban 7 và đơn vị tư vấn tiếp tục đánh giá, rà soát nhu cầu sử dụng nước của Bình Thuận, Đồng Nai, Vũng Tàu với hiện trạng hiện nay, đảm bảo phù hợp phát triển lâu dài.
Xem thêm: Thị trường bđs bình thuận
Đồng thời, tiếp tục rà soát nguồn nước đến, tính toán cân bằng nhu cầu sử dụng nước; xây dựng các phương án về quy mô vị trí, dung tích hồ, diện tích ngập hồ, khối lượng sơ bộ diện tích bị ngập trong lòng hồ, mục tiêu công trình…
4 xã và hàng trăm ha rừng bị nhấn chìm
Công trình hồ thủy lợi La Ngà 3 là dự án thuộc nhóm A đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước với tổng chi phí đầu tư khoảng gần 10.000 tỷ đồng. Bộ NN&PTNT là đơn vị chủ quản.
Theo báo cáo đánh giá tác động ảnh hưởng của việc đầu tư xây dựng hồ La Ngà 3 được Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam lập tháng 9/2017, ngoài những tác động tích cực là cấp nước cho Bình Thuận, tác động ảnh hưởng đến môi trường hạ du là rất lớn.
Nhiều tuyến đường giao thông nằm trong phạm vi dự án hồ thủy lợi La Ngà 3 cũng sẽ bị nhấn chìm
Tổng diện tích xây dựng công trình hồ La Ngà 3 là 6.600 ha, trong đó riêng diện tích ngập lòng hồ hơn 2.165 ha, dự kiến sẽ gây ngập trên diện tích khoảng 1.970 ha ở các huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam.
Theo báo cáo của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, để có thể thực hiện được dự án, tỉnh Bình Thuận cần thực hiện công tác di gần hơn 600 hộ với gần 3.000 người dân do diện tích bị ngập ảnh hưởng rơi vào khoảng 2.165ha. Trong số những xã có diện tích ngập, xã Đồng Kho ngập 408,4 ha; xã Đức Bình ngập 212,2ha, xã La Dạ ngập 80,4 ha và xã La Ngâu ngập 1.464ha – riêng xã La Ngâu sẽ bị "xóa sổ" hoàn toàn với diện tích ngập này.
Nếu quyết tâm thực hiện dự án hồ La Ngà 3, theo báo cáo của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, hậu quả nghiêm trọng sẽ là 250 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 65ha rừng đặc dụng và 100ha rừng sản xuất sẽ bị "xóa sổ".
Trong khi đó, QĐ số 523 QĐ/TTg của Thủ tướng ngày 1/4/2021 phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó yêu cầu, ưu tiên bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng và rừng tự nhiên sản xuất.
Năm 2020, Bộ NN&PTNT cũng bác bỏ một số đề nghị của các địa phương như Bình Thuận, Quảng Nam, Ninh Bình về việc xin chuyển đổi đất rừng, trong đó bao gồm rừng tự nhiên để triển khai dự án.
Tại Bình Thuận, dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1, 2 với quy mô nghiên cứu 28,52ha rừng, Bộ này đã yêu cầu bác bỏ với lý do cần cân nhắc trước khi đề xuất chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên để thực hiện dự án, bao gồm cả ở miền núi lẫn ven biển.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME: